ĐẤU TRANH VŨ TRANG HAY ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG?

GENE SHARP1

Nguyễn văn Thái, Ph.D chuyển ngữ

Con đường nào dẫn đến giải phóng?

    Nhiều người đang sống tại những quốc gia mà chính quyền bị xem là những nền độc tài, hay nói nhẹ hơn, là những chế độ độc đoán. Thông thường thì đa số người dân tại những quốc gia này thích chế độ áp bức của họ được thay thế bằng một hệ thống chính trị dân chủ và tự do hơn. Nhưng làm thế nào để đạt được điều này?

    Các nền độc tài không phải là loại áp bức chính duy nhất. Còn có các hệ thống áp bức về xã hội và kinh tế nữa. Khi người ta muốn chấm dứt áp bức và đạt được những tự do rộng lớn hơn và nhiều công bằng hơn thì có cách gì để thực hiện điều này một cách thực tiễn, có hiệu năng, tự lực, và bằng những phương tiện vững bền không?

    Nhiều người đã tìm kiếm những giải đáp cho các câu hỏi này và đã từngdấnthân hoạtđộngrất khó nhọc nhằm đạt đến giải phóngcho kỳ được. Nhiều người khác lại cố gắng giúp đỡ những kẻ bị áp bức chấm dứt sự nô thuộc của họ. Tuy nhiên, không ai trong chúng ta có thể cho là mình đã cung cấp những giải đáp thoả đáng. Những thách đố này vẫn còn đó.

   _______________________________________________

1Tác giả tri ơn sự cố vấn của TS. Mary King và Henry L. Helvey, thêm vào đó sự hỗ trợ tổng quát của ban Giám Đốc Viện Albert Einstein, trong việc soạn thảo tài liệu này.

   Trong những cuộc xung đột giữa một nền độc tài, hay một sự áp bức nào đó, và dân chúng bị thống trị,thì quần chúng cần phải quyết định là họ chỉ đơn thuần ước mong lên án sự áp bức hay phản đối hệ thốngmà thôi. Hay là, họ thực sự muốn chấm dứt đàn áp, và thay vào đó một hệ thống có nhiều tự do, dân chủ và công lí hơn?

    Nhiều người có lòng tốt cho rằng nếu họ cứ tố giác áp bức đủ mạnh, và phản đối đủ lâu thì sự thay đổi mong ướcthế nào rồi cũng xảy đến. Giả định này là một sai lầm.

    Tìm kiếm một giải pháp tốt đẹp hơn thì có nhiều nguy hiểm. Không phải mọi giải đáp đưa ra đều có giá trị ngang nhau. Một vài “nhà cách mạng” tự phát, mặc dù hùng biện, thường vẫn thiếu tin cậy người dân bị áp bức. Những “nhà cách mạng này” tin rằng cơchếthống trị chỉ có thể bị dẹp bỏ hoàn toàn nếu những “vị bảo trợ” của chính phe nhóm họ, bằng cách nào đó, giành được quyền quản trị guồng máy Nhà Nước, và rồi dùng những hệ thống quản trị và đàn áp của guồng máy này để tái lập xã hội, bấtkểnguyện vọng của người dân–mà đánglẽ ra làđã phảiđược “giải phóng”–là gì.

    Những vấn đề này đòi hỏi một sự cân nhắc mới.

    Vấn đề làm thế nào để dẹp bỏ các nền độc tài đã được đề cập một cách tổng quát trong cuốn Từ Độc Tài Đến Dân Chủ: Một Khung Ý Niệm Cho Giải Phóng2 của tác giả.

    Tuy vậy, cẩm nang lập kế hoạch chiến lược này có mục đích giới hạn hơn. Nó chỉ nhằm giúp những ai muốn tự mình hoạch định một đại chiến lược, hay một siêu kế hoạch, để đạt được giải phóng và xây dựng một hệ thống dân chủ và tự do hơn. Hơn nữa, tài liệu này không những chỉ thích hợp cho những người đối diện với các nền độc tài quốc nội. Nó còn chủ ý muốn được hữu ích cho những người đối diện với bất cứ loại áp bức nào khác nữa.

    Tài liệu ngắn ngủi này không thể trình bày đầy đủ và thấu đáo mọi kiến thức và ý tưởng cần cho một cuộc đấu tranh giải phóng bất bạo động.

    Do đó, rải rác trong bản văn này là những tham chiếu các sách đã phát hành được chọn lọc đề cập đến các chủ đề quan trọng đó. Tra cứu cẩn thận các sách chọn lọc này theo trình tự đề nghị là một việc làm thiết yếu. Các sách này chứa đựng nhiều sự thông hiểu, kiến thức, và nhận định hữu ích cho việc soạn thảo các chiến lược giải phóng.

_________________________________________

2Bangkok: Uỷ Ban Phục Hồi Dân chủ tại Miến Điện, 1993.  Boston: Viện Albert Einstein, 2003 và 2008.

Để hiểu định nghĩa các từ chiến lược, mời đọc: The Politics of Nonviolent Action, [Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động], trang 492-496; Waging Nonviolent Struggle, [Tiến Hành Cuộc Đấu Tranh Bất Bạo Đông], trang 445-446 và 456-467]; và The Politics of Nonviolent Action,[Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động], trang 506-512. Số trang: 26.

CHÚ THÍCH: Muốn biết thông tin ấn hành của những phần này và tất cả những trích đoạn về sau, mời xem phần “Các sách đọc” ở cuối tài liệu này. Các ấn bản không kê tên tác giả là của Gene Sharp.

    Qua việc sử dụng cẩm nang lập kế hoạch chiến lược này, hi vọng là các cuộc đấu tranh bất bạo động trong tương lai nhằm dẹp bỏ áp bức có thể được thực hiện hiệu quả hơn và ít tổn thất hơn.

    Hiện nay những người đang sống dưới một nền độc tài hay một sự áp bức khắc nghiệt nào khác có rất ít lựa chọn thoả đáng hầu làm thế nào để có thể tự giải phóng được.

  • Phổ thông đầu phiếu nhằm đem lại thay đổi lớn đòi hỏi cho một xã hội dân chủ và tự do chính trị hơn thì thường không có, hoặc bị gian lận, hoặc là kết quả bị thay đổi hay lờ đi.
  • Nổi loạn bạo động, bao gồm cả chiến tranh du kích và khủng bố, thường đưa đến đàn áp thẳng tay, tổn thất nặng nề, thất bại, và, ngay cả khi “thành công”, thường đưa đến một nền độc tài còn cường bạo hơn nữa.
  • Một cuộc đảo chánh thì thường thất bại, hoặc chỉ đưa những cá nhân hay bè đảng vào những chức vụ cũ mà thôi.
  • Diễn biến tiệm tiến có thể mất hằng thập kỉ, và có thể bị chặn đứng lại hay đảo ngược hướng đi, có thể nhiều hơn là một lần.

    Khi chiêm nghiệm làm thế nào để đạt được giải phóng khỏi áp bức, không nên giả dụ là sẽ có cách thực hiện điều này dễ dàng. Trái lại, lập kế hoạch và thực thi hành động dẹp bỏ áp bức cho có hiệu quả là một điều luôn luôn cực kì khó khăn. Hơn nữa, đạt được giải phóng mà không bị tổn thất là một điều khó xảy ra. Nên nhớ rằng bất cứ nỗ lực nào bằng bất cứ phương tiện nào nhằm loại bỏ một hệ thống áp bức cũng có thể sẽ phải gặp sự đàn áp khắc nghiệt.

    Khi đối diện với thực tế áp bức cùng cực và có thể là sự đàn áp tàn nhẫn, thì rất thông thường các cá nhân, các nhóm đối kháng, và hầu hết các chính quyền đều chỉ còn trông cậy vào quân sự để giải quyết xung khắc. Điều này vẫn xảy ra mặc dù bằng chứng cho thấy rất thường là hậu quả của các hình thức xung đột bạo động thật là tang thương. Các chế độ áp bức thường được trang bị đầy đủ để thực hiện đàn áp cực kì tàn bạo.

    Đôi khi những người muốn có được tự do nhiều hơn mất tin tưởng là họ có thể tự giải phóng được. Họ có thể ngay cả đặt hi vọng vào sự can thiệp quân sự mạnh mẽ của ngoại bang. Giải pháp này có những bất lợi trầm trọng:

  • Một chính quyền ngoại bang có thể dùng chiêu bài độc tài ở một quốc gia khác như là cái cớ để can thiệp quân sự nhưng thực sự là để nhắm đến các mục tiêu khác, ít cao quý hơn.
  • Ngay cả khi chính quyền quốc ngoại lúc ban đầu có những động lực vị tha để can thiệp vào những trường hợp như thế, nhưng khi cuộc xung đột bành trướng thì chính quyền can dự có thể sẽ khám phá ra là những mục tiêu vị kỉ hơn đang trở nên mở rộng ra trước mắt họ. Những mục tiêu này bao gồm việc kiểm soát các tài nguyên kinh tế hoặc thiết lập các căn cứ quân sự.
  • Một chính quyền có đủ khả năng quân sự để dẹp bỏ một hệ thống áp bức mạnh tại một quốc gia khác thì thường sau này cũng đủ mạnh để áp đặt những mục tiêu của chính mình. Điều này có thể xảy đến ngay cả khi những người dân “được giải phóng” không muốn những mục tiêu này.

    Ngược lại, một khả năng tự lực thực tiễn nhằm chấm dứt một nền độc tài hay mộtáp bức nàokhác, không những chỉ nhắm vào hệ thống áp bức hiện hành. Khả năng giải phóng tự lực đó còn đánh đổ được niềm tin vào lời tuyên bố dối trá của chính quyền can dự là mục tiêu của họ là đẩy mạnh thêm nhiều tự do và công lí trong khi mục tiêu thực sự của họ lại khác hẳn.

    Còn có giải pháp giải phóng nào khác không?

    Những cuộc đấu tranh bất bạo động quan trọng, tự phát hoặc ứng biến chống những nền độc tài và áp bức đã từng xảy ra trong quá khứ. Chúng đem lại những kết quả khác nhau: một vài thất bại, một vài thành công, và một số có hậu quả lẫn lộn.

    Những chống đối công cọng, những hành vi bất hợp tác, và những can dự tạo rối loạn này không những đã bao nhiêu lần gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho các hệ thống áp bức và đánh bại các nhà lãnh đạo độc đoán. Có lúc chúng còn làm cho những hệ thống áp bức và các nền độc tài tàn bạo phải sụp đổ3.

    Một vài trong số những cuộc đấu tranh bất bạo động này đã có được những nhân vật lôi cuốn đượcquần chúng, như Mohandas K. Gandhi. Tuy nhiên, những trường hợp này không phải là điển hình. Lịch sử thường hayxao lãng rất nhiều về việc sử dụng kĩ thuật này, phủ nhận hầu hết những tiên kiến và những quan niệm sai lạc phổ biến về đấu tranh bất bạo động.

    Trong một vài thập kỉ vừa qua, một vài cuộc cách mạng và những cuộc nổi loạn được biết như là “những cuộc cách mạng màu” đã được người ta biết đến nhiều. Những trường hợp này đầy hi vọng vì đã lôi kéo được sự tham gia của đám đông quần chúng vào những cuộc đấu tranh chủ yếu là bất bạo động với những hiệu quả đáng kể. Kết quả đạt được trong những trường hợp này đã tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hoàn cảnh, sự hiểu biết về những trường hợp xảy ra trước đó, có hay không có một chiến lược khôn ngoan, mức độ thiết kế có thể thực hiện và ứng dụng được, và các phương pháp được sử dụng.4

___________________________________________

3Xem Gene Sharp, The Politics of Nonviolent Action [Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động] (Boston: Porter Sargent Publishers, 1973); Gene Sharp,Waging Nonviolent Struggle: 20th Century Practice and 21stCentury Potential [Tiến Hành Đấu Tranh Bất Bạo Động: Thực Hành của Thế Kỉ 20 và Tiềm Năng cho Thế Kỉ 21] (Boston: Extending Horizons, Porter Sargent Publishers, 2005);and Ronald M. McCarthy vàGene Sharp, với sự phụ trợcủa Brad Bennett,Nonviolent Action: A Research Guide[Hành Động Bất Bạo Động: Cẩm Nang Nghiên Cứu]. New York và London: Garland Ấn Hành,1997.

4Để tìm những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng một hành động bất bạo động thành công hay thất bại trong việc có đạt được mục tiêu hay không, mời xem Gene Sharp, The Politics of NonviolentAction [Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động], tt. 815-817.

Vượt quá những kinh nghiệm đã qua

    Còn cần phải học hỏi nhiều về cách thức kĩ thuật bất bạo động này vận hành như thế nào. Tuy nhiên những áp dụng trong lịch sử và kiến thức hiện có của chúng ta bây giờ đã tiến đến mức mà không những người ta chỉ trông đợi kĩ thuật này được sử dụng nhiều hơn trong các cuộc xung đột; mà còn rất quan trọng là với kiến thức sâu rộng hơn, với những tính toán chiến lược khôn ngoan, với kinh nghiệm giàu thêm, với việc lập kế hoạch, với kĩ năng gia tăng về cách hành động thì hiệu quả của nhữngcuộc đấu tranh bất bạo động chống lại áp bức trong tương lai hầu như chắc chắn sẽ tăng lên bội phần. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì kết quả của hầu như bất cứ loại sinh hoạt nào cũng có thể được tăng phần tốt đẹp một cách đáng kể do những nỗ lực có chủ tâm.

    So với những cách hành sử khác có thể có như đã đề cập trước đây thì tranh đấu bất bạo động có kế hoạch chiến lượcchứng tỏ là một lựachọn đúng đắn cho những nỗ lực nhằm đạt đến một hệ thống tự do, dân chủ, và công bằng hơn. Những ai hay những nhóm người nào quyết định khai phá tiềm năng của giải pháp này nhằm tranh thủ tự do và công bằng nhiều hơn cần phải được khen ngợi. Tuy nhiên, họ phải đối diện với một công việc thật là khó khăn.

    Thay đổi quan trọng không xảy đếnchỉ bằng cách khẳng định một mục đích dài hạn hay bằng cách phản đối lại nguyên trạng mà thôi. Đòi hỏi phải có hành động chiến lược có trách nhiệm, khôn ngoan, và có hiệu quả.Đối mặt với áp bức cảm nhận được, đấu tranh bất bạo động chiến lược có thể trở nên một lựa chọn thích hợp thay thế cho cả vũ lực lẫn sự chịu đựng thụ động.

    Tài liệu này và các sách đọc được chỉ định cốt nhằm giúp những người hoặc nhóm người đang đối diện với áp bức mà muốn có kiến thức và hiểu biết hơn về bản chất và tiềm năng của đấu tranh bất bạo động có chiến lược. Tài liệu này khẳng định là lập kế hoạch chiến lược có thể đóng góp bằng nhiều phương cách quan trọng vào việc làm cho sự áp dụng đấutranh bất bạo động có hiệu quả đáng kể nhiều hơn là những phản đối và đối kháng mà không có kế hoạch chiến lược. Điều rất quan trọng là sự chiêm nghiệm chuyện gì cóthể xảy ra sau cuộc xung đột tiên khởi đòi hỏi cần có một sự cân nhắc trước và cần có phần nào kế hoạch cho trật tự xã hội thời hậu xung đột.5

____________________________________________

 5Xem thảo luận ở phần sau về những nguy hiểm của đảo chánh.

 

Thực tiễn và có chiến lược

     Phương thức ở đây là thực tiễn và có chiến lược. Phương thứcnày dựa trên thực tế chứ không phải dựa vào những niềm tin, dù hai điều này có thể phù hợp với nhau.6

     Mục đích của cẩm nangnày là để giúp cho nhóm người mong chấm dứt một nền độc tài hay sự áp bức nào khác, và thay thế vào đó một hệ thống tự do và công bằng hơn, lập kế hoạch làm thế nàođể xúc tiến những cuộc đấu tranh cho có hiệu quả. Làm thếnào đểngười ta có thể sử dụng được những tài nguyên sẵn có của họ cho có hiệu quả để chấm dứt áp bức, và thay vào đó một hệ thống vững bền, tự do và công bằng hơn?

     Lập kế hoạch khôn ngoan còn có thể giúp giữ tổn thất ở mức độ thấp. Một số phương pháp có thể quá khiêu khích và có thể biến những người biểu tình thành những mục tiêu dễ dàng cho quân đội của kẻ áp bức. Ngược lại, một vài phương pháp khác vừa có thể có tác dụng mạnh hơn vừa có thể không tăng tổn thất. Ví dụ như một kế hoạch có thể để cho những người chống đối tiến bước trên một con đường về phía quân lính được vũ trang bằng súng máy. Một kế hoạch khác có thể thúc dục dân chúng để đường sá trống vắng và yên lặng, và ở nhà một thời gian.

 

Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.