CHỮ HIẾU TRONG VĂN HOÁ DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC
Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái
- Ý NGHĨA CỦA HIẾU ĐẠO
Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé có một lịch sử trên bốn ngàn năm kể cả giai đoạn huyền sử, nằm sát bên cạnh một Trung Hoa vĩ đại về địa lý với một bề dày lịch sử khoảng hơn năm ngàn năm. Do đó, ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với Việt Nam là một điều hiển nhiên. Cũng như các quốc gia Tây phương chịu ảnh hưởng của văn hoá Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo.
Một lãnh vực nổi bật trong văn hoá là hệ thống giá trị, nghĩa là một hệ thống biểu tượng những cái hay, cái đẹp, những cái đáng được trân trọng làm nền tảng cho hành vi, cử chỉ, và lối sống của con người. Hệ thống giá trị chính của Trung Hoa trước năm 1949 được gói trọn trong khuôn khổ đạo Khổng và đạo Phật, nhất là đạo Khổng. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, sau năm 1949, Mao Trạch Đông đã hoán đổi hệ thống giá trị của Khổng giáo và Phật giáo bằng hệ thống giá trị của lý thuyết xã hội chủ nghĩa Mác-Lê lấy duy vật biện chứng làm nền tảng, cũng như Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã du nhập chủ thuyết Mác-Lê từ Nga vào miền Bắc Việt Nam từ 1945, và sau 1954 thì rập theo khuôn mẫu của Mao, nhất là về chính sách cải cách ruộng đất. Từ 1975, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, Đảng CSVN đã áp đặt chủ thuyết Mác-Lê trên toàn cõi đất nước. Qua chủ nghĩa cộng sản, chính sách “tam vô” (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo) đã xoá sạch tất cả những tiêu chuẩn giá trị của Khổng giáo và Phật giáo. Nói cách khác, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam ngày nay, con người hầu như không còn một tiêu chuẩn giá trị nào làm nền tảng cho cuộc sống ngoài hiện thực cạnh tranh man rợ về tiền tài, quyền lực, và hoạt động sinh lý. Sự băng hoại toàn diện của những giá trị đạo đức còn được thúc đẩy mau chóng và toàn bộ bởi sự thiếu vắng một cơ sở pháp lý đúng đắn, dựa trên nguyên tắc công bằng, ngõ hầu điều hướng hành động của con người vào con đường của lẽ phải. Không có một hệ thống giá trị làm nền tảng cho cuộc sống và không có một cơ chế pháp luật hữu lý và vững chắc để khống chế những hành vi tác hại đến trật tự và an sinh xã hội thì con người sống không khác gì con vật, chỉ dựa vào bản năng sinh tồn, và còn tệ hơn con vật ở chỗ con người còn có nhiều tham vọng mà các sinh vật khác không có. Với ảnh hưởng tiêu cực ồ ạt của một xã hội thiếu vắng một hệ thống giá trị có tính nhân bản thì dù cho còn sót lại những hành vi tích cực đi nữa, những hành vi này cũng chỉ là những đốm lửa tàn lụi dần, không đem lại được ảnh hưởng khả quan nào trên xã hội.
Do đó, phục hồi và khai triển những giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt là một việc làm hữu ích và cần thiết cho sự sống còn và trường tồn của dân tộc. Chúng tôi sẽ cố gắng khai triển những giá trị này như một gợi ý làm sống lại tính nhân bản của dân tộc và đồng thời nỗ lực này cũng là một lời tha thiết mời gọi quý vị thức giả đóng góp vào công việc lớn lao là tái thiết đất nước Việt Nam thân yêu mà bất cứ một cá nhân đơn độc nào cũng không thể đảm trách nổi.
Cơ sở được sử dụng trong công việc phục hồi và khai triển hệ thống giá trị này chính yếu sẽ dựa vào ca dao, tục ngữ, các loại ca, vè dân gian và truyện cổ tích vì các thể loại văn chương bình dân này là tài liệu sống động thể hiện một cách hoàn toàn trung thực những hành vi, cử chỉ, và lối sống của đại đa số người dân Việt Nam.
Một trong những điểm đặc sắc của hệ thống giá trị này là chữ “hiếu”. Trọng tâm của bài này chỉ tập trung vào chữ “hiếu”. Những bài kế tiếp sẽ bàn về những lãnh vực khác trong hệ thống giá trị đích thực của dân tộc Việt. Khi nói đến hệ thống giá trị đích thực của dân tộc Việt, chúng tôi muốn nói đến những cái hay, cái đẹp, những cái được trân quý làm nền tảng cho cuộc sống của đại đa số người Việt như là một tập thể quốc gia.
Vậy chữ hiếu được hiểu và ứng dụng trong lối sống của người Việt như thế nào?
Trước khi nói đến xã hội người Việt, đại cương chúng ta cần phân biệt hai giai cấp xã hội. Một là giai cấp sĩ phu, giai cấp trước 1919, thông thuộc Tứ Thư, Ngũ Kinh, văn chương, thi phú, lịch sử, và quản trị công quyền. Họ là một thiểu số rất nhỏ chỉ sử dụng chữ Hán để trao đổi văn thư triều chính. Họ học văn chương và các kinh thi, kinh thư để được tuyển dụng làm quan qua các kỳ thi hương, thi hội, và thi đình. Nếu không thi đỗ để làm quan hoặc không muốn làm quan thì họ làm thầy đồ dạy dỗ một số con em ở các làng mạc vùng quê. Mãi cho đến năm 1918 thì cái học cũ được chính thức bãi bỏ và kỳ thi Hội cuối cùng xảy ra vào năm 1919. Cái học mới dùng tiếng Pháp và quốc ngữ thay thế cho chữ Hán. Tuy nhiên mãi đến 1932, triều đình mới ngưng việc dùng chữ Hán trong các văn thư và thay vào đó là chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Dưới thời Pháp bảo hộ, chủ trương chính của giáo dục là đào tạo những người thông ngôn để làm việc cho người Pháp. Đến năm 1945 thì hệ thống giáo dục Việt Nam mới bắt đầu sử dụng quốc ngữ làm chuyển ngữ cho học thuật gồm các bộ môn phỏng theo chương trình giáo khoa của Tây phương. Những người theo cái học mới đa số cũng thoát thân từ những gia đình sĩ phu nho học cũ. Trong thành phần này, đa số học hết trung học và một thiểu số có trình độ đại học. Do đó, mặc dù phần nào có chịu ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây, con đường tiến thân của họ nói chung cũng không khác mấy những người đi trước, nghĩa là, nếu không làm quan thì cũng làm công chức cho chính phủ. Hai thành phần này trước 1975 chiếm một tỉ lệ dân số tương đối hết sức nhỏ. Nhưng họ là những thành phần thấm nhuần đạo lý theo rập khuôn khổ của Khổng giáo chính thống. Giai cấp thứ hai là những thành phần thuộc đại đa số quần chúng, những người bình dân buôn bán, những người làm công, làm thợ, hay nông dân mà đa số không được đi học hay có đi học thì chỉ một thiểu số rất nhỏ được học cao, nghĩa là khoảng cấp trung học, mà thôi. Những thành phần này mãi cho đến 1975 chiếm khoảng 90% dân số. Họ cũng chịu ảnh hưởng Khổng giáo qua sự dạy dỗ của các thầy đồ và các nhà sư ở trong làng. Tuy nhiên, ảnh hưởng này – trên phương diện thực hành — đi theo một chiều hướng đặc thù, rất khác với khuôn khổ quy ước của Khổng giáo chính thống. Và phương tiện hầu như duy nhất để chuyển đạt những ý nghĩ của họ về cuộc sống hằng ngày là ca dao, tục ngữ, các loại ca, vè dân gian, và truyện cổ tích.
Đối với giai cấp sĩ phu cũng như các hậu duệ trong chế độ học chính mới thì “hiếu” là bổn phận chính yếu của người con trai đầu lòng phải săn sóc, chăm lo phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già và còn sống. Khi cha mẹ đã mất thì phải lo xây lăng, đắp mộ, và cúng giỗ để nhớ đến công ơn của cha mẹ. Quan trọng nhất là người con trai còn có bổn phận phải sinh con trai để nối dõi. Không có con trai để nối dõi hay “tuyệt tự” là bất hiếu. Do đó, khi không có được con trai, người đàn ông thường cưới thêm vợ lẻ để có con trai. Ngoài ra, có một vài đòi hỏi có tính võ đoán như khi cha còn sống thì người con trai phải giữ lấy chí hướng của cha (“phụ tại quan kỳ chí”); khi cha mất, phải giữ phẩm hạnh của cha (“phụ một quan kỳ hạnh”); ba năm không đổi cái đạo -tính khí- của cha (“tam niên vô cải ư phụ đạo”); như vậy có thể nói là có hiếu vậy (“khả vi hiếu hỉ”).
Trong việc giai cấp thứ hai, tức đại đa số người dân Việt, thi hành ý nghĩa chữ hiếu như được thể hiện qua ca dao, tục ngữ và truyện cổ tích – là những phương tiện phản ánh lối sống chân thật của người dân — người ta khó tìm thấy quan điểm phức tạp như thế, cũng như khó tìm thấy yêu cầu bổn phận phải sinh con trai để nối dõi. Quá lắm thì người ta cũng chỉ có thể tìm thấy một hai câu như:
Và dĩ nhiên là câu ca dao này không hàm chứa ý nghĩa là phải có con trai để nối dõi. Nói cách khác, ý nghĩa của chữ hiếu đối với đại đa số người Việt không đòi hỏi bổn phận phải có con trai để nối dõi tông đường.
- Nhưng người bình dân trong việc thi hành ý nghĩa chữ hiếu đặt nặng sự kính trọng cha mẹ:
Ngay cả trong tình yêu đôi lứa, người đàn bà muốn người yêu của mình thường lui tới, thăm viếng mình. Tuy nhiên, trước khi gặp mình thì người đàn ông cũng phải chứng tỏ sự kính trọng đối với cha mẹ của người mình yêu trước đã:
Da diết hơn nữa là có trường hợp nhà người yêu cách nhà nàng chỉ có một quãng cách nhỏ, nên người đàn bà đã tỏ ý hờn trách chàng sao chẳng lui tới viếng thăm. Tuy nhiên, mặc dù yêu đương mặn nồng, nhưng người đàn bà vẫn không hề quên đặt cha, mẹ mình vào vị trí ưu tiên:
Và sự kính trọng đối với cha mẹ đã có lúc đạt đến đỉnh cao chót vót:
- Sự kính trọng này còn được thể hiện qua hình thức tang chế.
Tang cha, tang mẹ nặng hơn cả tang chồng. Đặc biệt trong văn hoá Việt là tang cha mẹ được biểu hiện không phải như là một bổn phận mà là một tình cảm sâu đậm của người đàn bà đối với cha mẹ của mình:
Đối với người đàn bà Việt Nam, cha mẹ mất đi không phải chỉ được chỉ dấu bằng vành khăn trắng trên đầu mà bằng cả một mối sầu nặng trĩu trong tâm hồn, nên nàng không thể đi tìm niềm vui của hạnh phúc đôi lứa.
Và cũng không có quy ước nào trong Khổng giáo bắt buộc người đàn bà khi mãn tang cha mẹ thì phải ra phần mộ tạ từ mẹ cha trước khi nghĩ đến hôn nhân. Đó là một hành động phát xuất từ tình thương sâu sắc đối với cha mẹ mình:
Và khi người đàn ông vượt quá giới hạn của sự kính trọng và tình thương của người đàn bà đối với cha mẹ mình thì người đàn bà sẽ phản đối ngay:
Và theo Khổng giáo quy ước thì giới sĩ phu đặt nặng tang chế cho cha mẹ của chính mình chứ ít khi nói đến nghi thức tang chế cho cha mẹ của người vợ. Mặc dù không có điều nào trong Khổng giáo chính thức tuyên bố là xem nhẹ hay không cần hiếu đạo đối với cha mẹ nhà vợ, nhưng Khổng giáo chỉ đề cập đến gia đình của người con trai mà thôi. Trên bàn thờ của những thế hệ cũ, người ta chỉ thấy bài vị bốn thế hệ của người cha mà không thấy bài vị cha mẹ của người mẹ. Nhưng trong thực hành của đại đa số người Việt bình dân thì chính người đàn ông cũng phải tôn trọng tang chế cha mẹ của người đàn bà:
- Chữ hiếu còn được thể hiện qua sự vâng lời cha mẹ, nhất là trong những quyết định về tình yêu đôi lứa hay quyết định về hôn nhân:
Khoan khoan bước tới thềm vàng,
Để em về thưa với thầy mẹ, biết có thương chàng hay không?
Anh đừng lên xuống uổng công,
ai nghe thầy mẹ nói không đi rồi.
Anh thương em còn sợ nỗi mẹ cha.
Thuở nay ăn mặc khó qua khỏi đầu.
Mẹ cha nghiêm khắc cùng mình,
Nên tôi ít lai vãng, mới nhạt tình đôi ta.
Anh thương em răng nỏ muốn thương,
Sợ lòng bác mẹ như rương khoá rồi.
Dù yêu đương tha thiết, ý kiến của cha mẹ luôn luôn là yếu tố quyết định:
- Đại đa số người Việt, đặc biệt là người đàn bà Việt, biểu hiện ý nghĩa chữ hiếu – không phải như là một bổn phận — mà bằng cách chứng tỏ tình thương sâu sắc và lòng biết ơn chân thành đối với cha mẹ.
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.
Rõ ràng cụm từ “ước mong” phản ánh một tâm thức ứ đọng tình cảm sinh động hướng về tương lai khả năng đền đáp công ơn của cha mẹ một cách tự nguyện vì tình thương và lòng biết ơn, và hoàn toàn không phản ánh những câu thúc có tính cách yêu sách của Khổng giáo chính thống. Cái triết lý biết ơn này không khẩn thiết phải luôn luôn được nối kết với công lao của cha mẹ vì có lúc cha mẹ cũng không hoàn thành được sứ mạng của mình. Sự biết ơn còn phát xuất từ ý niệm cội nguồn:
Biết ơn cha mẹ không phải chỉ vì công lao sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo mà thôi mà còn vì tình yêu bao la của cha mẹ đối với con cái:
Do đó không biết ơn và đền đáp công lao của cha mẹ — đối với đại da số người Việt — không khẩn thiết phải bị mang lấy cái nhãn hiệu “bất hiếu”, một cụm từ bác học, trống rỗng về nội dung kinh nghiệm thực tế, mà bị kết án là một tên phản bội, một hình ảnh hiện thực đáng ghét trong cuộc sống hằng ngày:
Việc đền đáp công ơn cha mẹ, sự hy sinh bản thân cho cha mẹ, tình thương sâu sắc đối với cha mẹ không phải chỉ do ảnh hưởng của giáo dục mà còn do kinh nghiệm sống thực tế un đúc mà thành:
Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.
- Ý nghĩa chữ hiếu còn được thể hiện qua hành động chăm lo cái ăn, cái mặc, sức khoẻ cho cha mẹ khi cha mẹ già, yếu. Những hành động này được thực hiện một cách vô điều kiện, khác với giới sĩ phu nho học thường hay đòi hỏi hoặc ước mong công thành danh toại rồi mới thi hành đạo hiếu.
Còn giới sĩ phu thì cũng trọng đạo hiếu, nhưng hình như họ chú trọng đến hình thức hơn là tình cảm chơn chất, đích thực của nội tâm vì đối với họ thì cần có điều kiện đủ mới thực hiện được đạo hiếu, nghĩa là phải công thành danh toại trước đã:
Hình như đối với giới sĩ phu, không đỗ đạt, không làm quan, không có tiền thì chưa thi hành hiếu đạo được. Nhưng người bình dân thì:
Nuôi cha mẹ mới là quan trọng chứ hoàn thành “đạo hiếu” thì người ta nói sao, đại đa số người dân Việt cũng nghe vậy mà thôi. Cái đạo hiếu của người làm con là chuyện thứ yếu, thực hành việc nuôi cha mẹ, bất kể giàu nghèo hay khó khăn, mới là điều đáng quan tâm:
- Quan niệm chăm lo, săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc già, yếu còn được người Việt sử dụng như là một phương cách đối kháng lại sự chú trọng quá đáng về hình thức lễ nghi cúng giỗ không còn giá trị thực tiễn khi cha mẹ đã qua đời:
Những hình thức cúng giỗ nhiều khi quá tốn kém đối với người dân dã, đã đem lại một cảm nhận thật là chua chát đầy thách thức:
- Tuy nhiên, người bình dân không bài bác việc xây lăng, đắp mộ, và cúng giỗ cha mẹ. Họ hiểu rõ đó là những hình thái biểu lộ sự nhớ nhung, thương yêu, và biết ơn cha mẹ. Hình thức chuyển tãi nội dung: Hình thức là lăng mộ, cúng giỗ; nội dung là tình yêu thương và lòng biết ơn đối với cha mẹ, điều mà đại đa số người dân Việt thực sự trân quý.
Trăng rằm cũng nhắc nhở người ta lo âu, nhớ đến việc cúng giỗ cha mẹ:
Dù nghèo khổ đến đâu, người dân Việt cũng cố gắng xây lăng, đắp mộ để cha mẹ có một nơi an nghỉ thoả đáng và để lui tới tỏ lòng yêu thương, quý trọng:
Vì sự liên hệ tình cảm của
Sự nhớ nhung, thương yêu, quý trọng, biết ơn, và đền ơn cha mẹ đã vượt tới đỉnh cao của tôn giáo nên dân gian thường hay dùng từ ngữ thờ phụng:
(Còn tiếp: II. LÝ DO CỦA HIẾU ĐẠO, III. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÝ THUYẾT KHÔNG GIÁO VỀ CHỮ HIẾU VÀ THỰC HÀNH TRONG DÂN GIAN NHƯ LÀ MỘT KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA DÂN TỘC, IV. TỔNG KẾT)
0 Comments