PHỎNG ĐỊNH CHIN LƯC
(Bài 007)
Và do đó tôi nói rằng: Biết người, biết ta; trăm trận trăm thắng.

–Tôn Tử, Nghệ Thuật Quân Sự (500 TCN)1

Robert Helvey, Chủ Tịch Viện Albert Einstein.

Chuyển ngữ: Tiểu Thạch Nguyễn Văn Thái, Ph.D.

    Phỏng định chiến lược là một công cụ thiết yếu cho các kế hoạch gia chiến lược. Phỏng định chiến lược cung cấp một phương cách có hệ thống cho việc hoạch định một đường lối hành động tốt nhất để hoàn thành sứ mạng. Phỏng định chiến lược thực hiện điều này bằng cách nhận dạng và phân tích các nhân tố quan trọng như là bối cảnh (Địa hình, quân sự, chính trị), và các khả năng của những thành phần được dự tính là sẽ tham dự (cả các lực lượng bạn lẫn địch) và đối chiếu các ưu điểm và nhược điểm để hoạch định những đường lối hành động. Rồi đường lối hành động tốt nhất sẽ được chọn. Vì các kế hoạch điều hành chiến lược được dựa trên thông tin chứa đựng trong phỏng định chiến lược, nên phẩm chất của phân tích và số lượng thông tin sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xác suất thành công. Quy trình phỏng định chiến lược cũng hữu ích cho việc hoạch định chính sách, giải quyết khủng hoảng, và cung cấp cho các tổ chức thành viên của phong trào dân chủ một nguồn phân tích sâu sắc và quán triệt cùng với những dữ kiện thực tế. Những người phụ trách về kế hoạch cho các chiến dịch địa phương có thể rút gọn mô hình và nội dung để đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của mình trong việc phác hoạ các đường lối hành động.

    Thông tin chứa đựng trong phỏng định chiến lược cần phải được liên tục cập nhật để những người làm kế hoạch có thể phản ứng nhậm lẹ hơn đối với những nhiệm vụ mới được thêm vào và điều chỉnh các kế hoạch điều hành nếu có những thay đổi quan trọng về bối cảnh hoạt động hay về khả năng. Để bảo đảm là công tác này được hoàn thành thì cần phải có người được đặc biệt chỉ định làm công việc đó, tốt hơn là chính người điều hợp các “Phỏng Định Chiến Lược” là người đã từng điều khiển công việc soạn thảo phỏng định. Cũng cần phải có những người khác phụ trợ trong công việc thu thập, đánh giá và đệ nạp thông tin để đưa vào phỏng định và để xác định những thông tin không còn thích hợp hoặc chính xác nữa.

    Bởi vì có những quan tâm về vấn đề an ninh, nên có thể có một vài phần của phỏng định chiến lược cần phải được đặt vào một phụ lục riêng biệt. Chỉ có những người “cần biết” thì mới được xem phụ lục này. Ví dụ, thông tin về các ưu điểm của nhân viên tổ chức, các đường thư tín, hay những điểm liên lạc nội bộ có thể rất nhạy cảm và không cần thiết cho những nhu cầu đòi hỏi thông tin của hầu hết các thành viên của các nhóm đối lập.

    Mô hình chi tiết của phỏng định chiến lược được mô tả trong chương này, được rút ra từ “Phỏng Định Quân Sự về Tình Hình”, có thể không phải là mô hình mà bất cứ nhóm đối lập nào cũng chọn. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải chấp thuận một phương cách có hệ thống nào đó để thu thập, phân tích và trình bày thông tin cần cho chiến lược đã được chọn và cho các mục tiêu hỗ trợ chiến lược này. Một phỏng định chiến lược, hay một mô hình tương tợ, nên được dùng như là một “bảng kiểm kê” cho các loại thông tin quan trọng, nhưng có thể bị lãng quên nếu không có bảng kiểm kê này. (Xem mô hình gợi ý cho một phỏng định chiến lược ở Phụ lục).

Lí luận và Những Cân Nhắc về Việc Soạn Thảo Một Khẳng Định về Sứ Mạng

Khẳng định sứ mạng (nghĩa là những gì mà lãnh đạo phong trào khẳng định là những mục tiêu của cuộc đấu tranh, loại đấu tranh đã được chọn lựa, và, một cách tổng quát, cuộc đấu tranh sẽ được xúc tiến như thế nào) là điểm khởi đầu cho một phỏng định chiến lược. Do đó, điều thích hợp là phải duyệt lại xem việc khẳng định sứ mạng của một phỏng định cho phong trào đấu tranh bất bạo động chiến lược phải được thực hiện như thế nào.

    Nếu một phong trào được tạo nên như là kết quả của một chính quyền áp bức, thì những mục đích và mục tiêu của phong trào sẽ phản ánh những đòi hỏi loại bỏ kẻ áp bức ra khỏi quyền lực, nhưng phong trào cũng còn phải xác định chính quyền sẽ bị lật đổ bằng cách nào và hình thái chính quyền nào sẽ thay thế chính quyền cũ. Hình thái chính quyền được chọn lựa bởi sự đồng thuận của dân chúng sẽ được đặt trên cơ sở của những đặc tính của xã hội mà dân chúng muốn có khi cuộc đấu tranh chấm dứt – nói cách khác, “một viễn tượng cho ngày mai”. Trừ phi dân chúng nghĩ đến cái gì sẽ thay thế cho chế độ đàn áp, nếu không thì họ có thể lật đổ một chính quyền chuyên chế chỉ rồi để đưa một chính quyền khác, độc đoán hơn, lên nắm quyền lực mà thôi. Do đó, điều cần thiết là phải diễn dịch cái “viễn tượng cho ngày mai” này thành những mục tiêu đưa đến những thay đổi thực tiễn.

    Ví dụ, nếu có một lực lượng cảnh sát quốc gia, thường là “bộ mặt” duy nhất của chính quyền mà dân chúng trông thấy hằng ngày, và dân chúng không có quyền hạn gì đối với lực lượng này, thì dân chúng có thể mong muốn đặt cảnh sát địa phương dưới sự giám sát của những giới chức dân cử địa phương. Người dân cũng có thể muốn ảnh hưởng đến những quyết định về các ưu tiên chính trị và kinh tế ở cấp địa phương thay vì để cho thủ đô quốc gia làm những quyết định này. Tóm lại, có thể có sự đồng thuận về tản quyền từ trung ương về với chính quyền địa phương. Những vấn đề như thế thường phát hiện là có một phong trào thay đổi đòi hỏi một hình thái liên bang nào đó.

    Viễn tượng cho ngày mai cần phải đề cập đến các vấn đề về căng thẳng tôn giáo đã từng xảy ra ở đâu, hoặc vì chính quyền rõ ràng đã hỗ trợ sự phân biệt hay vì một nhóm này đã xúc phạm đến một nhóm khác. Trộn lẫn tôn giáo với chính trị luôn luôn có nhiều nguy hiểm trong một nền dân chủ, và thoả hiệp giữa hai lãnh vực thì cũng luôn luôn không được thoả đáng đối với những người mong muốn có dân chủ cũng như đối với những người muốn có thần quyền nguỵ trang trong chiếc áo dân chủ. Nhưng có lẽ một khuôn khổ cơ bản nhằm ngăn ngừa chính quyền áp đặt các nhiệm vụ tôn giáo lên người dân có thể thoả thuận được mà không bị hầu hết các thành phần của các nhóm tôn giáo xem là phương hại đến những nhiệm vụ tôn giáo riêng tư của họ. Một sự thoả thuận như thế có thể là nền tảng cho lời lẽ sẽ được đưa vào hiến pháp. 

    Viễn tượng đồng thuận này lúc đó sẽ được diễn dịch thành những mục đích của phong trào và các mục tiêu chính trị. Những mục đích và mục tiêu này lại sẽ đến lượt được diễn dịch thành những mục tiêu chiến lược rõ rệt hơn. Những người lãnh đạo phong trào có thể cung cấp những mục tiêu rõ rệt này cho những người làm kế hoạch, hay là chính những người làm kế hoạch có thể diễn dịch những mục tiêu chánh sách và các lời tuyên bố thành những mục tiêu kế hoạch chiến lược. Những điều tổng quát trong “viễn tượng” là những lời tuyên bố không đủ cho những mục đích lập kế hoạch. Ví dụ, mặc dù cái ý tưởng về một “cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” là một mục tiêu có giá trị cho tất cả mọi phong trào đối lập, nhưng ý tưởng này là một mục đích quá rộng lớn không thích hợp cho việc thiết kế chiến lược. Vì vậy, cần phải điều hướng trọng tâm chú ý vào việc định nghĩa những vấn đề nòng cốt phản ánh chính sách, các hành động và lề lối cai trị của chính quyền ảnh hưởng tai hại đến viễn cảnh thực sự hoặc tiềm năng của “một cuộc sống tốt đẹp hơn” của người dân. Với những định nghĩa rõ ràng hơn về các vấn đề, thì tài nguyên có thể được phân phối hợp lí hơn.

    Xác định cơ quan chịu trách nhiệm về thiết kế toàn bộ, điều hợp và khẳng định ai là những người xuất bản tài liệu kế hoạch là những yếu tố quan trọng khác trong việc xác định sứ mạng. Một lời tuyên bố về sứ mạng phải bắt đầu bằng từ “AI” là người dấn bước khởi xướng cuộc đấu tranh bất bạo động trên toàn quốc. Những phong trào bất bạo động, không giống như đấu tranh vũ trang, hiếm khi có một cơ cấu hệ đẳng rõ nét. Một phương cách thoả hiệp những quyền lợi, những khả năng, và những nhân cách khác biệt nhau của các nhóm đối lập là thiết lập một tổ chức bao trùm tất cả mọi nhóm nhằm mục đích xúc tiến cuộc đấu tranh. Bằng đồng thuận, một nhóm thành viên có thể được giao phó trách nhiệm làm nhóm hướng dẫn công việc lập kế hoạch và điều hợp. Một cách khác để tạo ra cơ phận thiết kế là tổ chức bao trùm có thể tạo ra ban “tham mưu nòng cốt” với đại diện từ tất cả hay một số tổ chức thành viên. Lúc khởi đầu thì tốt nhất là kết hợp các tổ chức thành viên chung quanh các vấn đề thay vì cố thống nhất các tổ chức. Đưa cộng đồng hải ngoại vào tổ chức bao trùm — để họ có thể đóng góp vào công cuộc đấu tranh bằng cách gây quỹ, cung cấp những tài liệu hay nghiên cứu đặc biệt, vận động quốc tế hay hỗ trợ của các phương tiện truyền thông đại chúng — là một điều rất thích hợp.

    Sau khi những người lập kế hoạch xét định tất cả những yếu tố hình thành nên việc khẳng định sứ mạng, thì lời khẳng định sứ mạng được soạn thảo, phối trí, và trình bày cho các thành viên của tổ chức bao trùm chấp thuận. Lời khẳng định sứ mạng có thể có hình thức tương tự như sau:

Nhân dân (tên quốc gia) dưới sự lãnh đạo của Liên Minh Dân Chủ (hay tên tổ chức) sẽ xúc tiến một cuộc tấn công bất bạo động chiến lược để loại bỏ nền độc tài quân phiệt (đích danh chế độ) ra khỏi quyền lực; xây dựng một chính quyền do dân bầu cử một cách dân chủ; thiết lập một chính quyền có hình thức liên bang và bảo vệ chính quyền này khỏi bị đảo chánh.

Các phỏng định chiến lược thoạt đầu trông có vẻ là những tài liệu chuyên môn chỉ có thể được soạn thảo bởi những người được huấn luyện cao cấp. Nhưng dùng mô hình đề nghị, các phần khác nhau của cuộc phỏng định có thể được chia ra cho nhiều người soạn thảo, để bất cứ ai cũng có thể tham dự vào việc soạn thảo này. Khi càng lúc càng nhiều phần được hoàn tất thì những người làm kế hoạch bắt đầu thấy được “bức tranh lớn” xuất hiện từ những chi tiết chứa đựng trong tài liệu này. Một nhà phân tích càng có kinh nghiệm và càng được huấn luyện, thì “bức tranh lớn” xuất hiện càng nhanh hơn và càng rõ nét hơn.

    Một thí dụ về một phỏng định chiến lược và quan sát kiến trúc của phỏng định này sẽ cho thấy giá trị của nó và chứng minh rằng xây dựng một phỏng định chiến lược nằm trong khả năng của hầu hết tất cả mọi nhóm.

    Bản thảo sau đây của một dự thảo sử dụng mô hình phỏng định chiến lược đề nghị (Xem Phụ lục 4) được chuẩn bị tại Uỷ Ban Thách Thức Chính Trị (PDC) ở Miến Điện năm 1992. Bản thảo này không đầy đủ và cũng không được dự liệu để cho PDC sử dụng như là công cụ cho việc thiết lập kế hoạch. Mục đích của tài liệu này là để huấn luyện những người được chỉ định soạn thảo phỏng định chiến lược. Tài liệu này có thể hữu ích cho độc giả bởi vì nó cung cấp những giải thích về lí do tại sao nhiều thể loại thông tin được đưa vào mô hình và thông tin nào cần được sắp xếp vào trong mỗi thể loại đó.

  

PHỎNG ĐỊNH TÌNH HÌNH

  1. SỨ MẠNG

“Hội Đồng Quốc Gia Liên Hiệp Miến Điện (NCUB) xúc tiến các hoạt động tấn công thách thức chính trị có chiến lược nhằm loại bỏ Hội Đồng Luật Nhà Nước và Phục Hồi Trật Tự (SLORC) ra khỏi quyền lực; thiết lập tại Rangoon một chính quyền liên bang, dân chủ, do dân chúng tự do bầu lên; ngăn chặn đảo chánh.”

  1. TÌNH HÌNH VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG

(Đoạn văn thứ hai của phỏng định chứa đựng tất cả các thông tin về tình hình mà trong đó sứ mạng sẽ được thực hiện. Trong thí dụ phỏng định chiến lược [Miến Điện] này, không những chỉ các lãnh vực như địa hình, vận tải, truyền thông và khí hậu và thời tiết đã được xét định mà thôi, mà tình hình chính trị và quân sự của những lực lượng của cả hai nên, bạn và địch, đều được truy cứu kĩ lưỡng. Và đây là nơi cần nhận dạng và xét định các giả định. Cần phải biết nhiều được chừng nào hay chừng đó về điều gì có thể tác động lên các hoạt động. Chỉ khi nào không thu thập được thông tin, thì mới, mặc dù miễn cưỡng, nên có những giả định. Nên nhớ là ở đây giả định thay thế cho sự kiện – không có giả định nào lại có thể tốt bằng sự kiện được. Một điểm khác cần xét đến là một phỏng định về tình hình cần được soạn thảo ở mọi cấp hoạt động).

A. Những Cân nhắc Ảnh hưởng đến những Đường hướng Hành động Có Thể Có

(1) Những Đặc tính của Vùng Hoạt động

 (a)  Địa lí Quân s

(LỜI BÌNH: Tại sao Hội Đồng Quốc Gia Liên Hiệp Miến Điện lại phải quan tâm đến địa lí quân sự khi chỉ xúc tiến những hoạt động thách thức chính trị? SLORC sẽ phản ứng bằng hành động quân sự, và địa lí quân sự sẽ hé lộ cho NCUB biết được là đối phương sẽ phản ứng như thế nào. Địa lí quân sự cũng còn ảnh hưởng đến sự di chuyển và thời gian tính của các lực lượng và hành động của NCUB).     

  1. Địa hình. (Các bản đồ đường bình độ cung cấp đầy đủ thông tin về địa hình bao gồm địa thế, những khu vực xây cất, đường sá, và các hệ thống hoả xa).
  2. Thuỷ hình. Đối với những mục đích của NCUB thì những chỗ vượt qua các khe suối và sông ngòi là một vấn đề cần quan tâm. Nói chuyện với dân làng địa phương có thể giúp định vị được những nơi nào tốt nhất để vượt qua các khe suối hay sông ngòi và những thời gian khác nhau trong năm. Dân địa phương còn có thể cho biết những chỗ có thể vượt qua được mà ít người biết.
  3. Khí hậu và thời tiết. Trong hoàn cảnh này thì sự hiểu biết thông thường về thời tiết cũng đủ. Ví dụ, sự hiểu biết thông thường là thường thường có gió mùa hướng tây nam vào khoảng giữa tháng Sáu đến hết tháng Chín và tháng Tư và tháng Năm thì rất nóng, và độ ẩm rất cao. (Thông tin này có giá trị gì? Những người làm kế hoạch có thể xét đến nhu cầu cần thêm nước uống và nhu cầu cân nhắc cần có những biện pháp nào để tránh cho những người tham gia khỏi bị say nắng hay lã người vì sức nóng. Có thể nên tránh những cuộc biểu tình vĩ đại vào tháng Tư và tháng Năm. Nếu bắt buộc phải biểu tình vào tháng Tư hay tháng Năm thì việc chọn giờ trong ngày, thời gian biểu tình kéo dài bao lâu, hay là phát những chai nước cho những người biểu tình có thể làm cho ảnh hưởng của thời tiết trở nên đỡ hơn). Các nhật báo có thể cung cấp thêm thông tin về thời tiết. Tờ The New Light of Myanmar [Ánh Sáng Mới của Miến Điện] (trước đây là Working People’s Daily [Nhật Báo của Ngưởi Dân Lao Động]) có thông tin về lượng mưa hằng ngày tại Rangoon. Thảo luận với dân chúng ở các vùng khác nhau để biết được gió mùa ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ như thế nào có thể quan trọng về sau này. Gió mùa có ảnh hưởng đến thời biểu của các hãng máy bay Miến Điện không? (Xem trang chủ SLORC trên mạng để biết thời biểu hiện hành của các phi vụ có thể cung cấp nhiều giải đáp về các ảnh hưởng của gió mùa). Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia Karen (KNLA) hay là Tổ Chức Độc Lập Kachin (KIO) có có những dữ kiện lịch sử về các cuộc hành quân hằng tháng của Quân Đội Miến Điện không? Có thể khám phá ra được một mô hình cố định nào dựa trên khí hậu và thời thiết không? Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động thư tín như thế nào? Có tháng nào đó mà nhiều người bị bệnh không? Ai biết được điều này? Đích thân kinh nghiệm có thể là vô giá.

(b) Vận tải. Thông tin về lãnh vực vận tải có liên hệ gì đến việc Thách Thức Chính Trị? Di chuyển thư tín. Các điều hợp viên và những người hoạt động đi lại. Quân Đội Miến Điện di chuyển. Dân chúng di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác hay từ làng này đến làng khác. Tiếp liệu bằng đường bộ và đường thuỷ. Đi từ điểm A đến điểm B tốn bao nhiêu thì giờ có thể hết sức quan trọng. Những hình thức chuyên chở nào có sẵn cho các lực lượng bạn và lực lượng địch. Những đường xe buýt trong các thành phố lớn và từ những thành phố này đến những thành phố khác có thể hữu ích. Những công nhân làm việc cho các hãng xe buýt, hoả xa, tắc-xi, và giang thuyền có thể tổ chức được hay không? Những hình thức chuyên chở này có thể bị khí hậu và thời thiết ảnh hưởng như thế nào? Có thể mướn tắc-xi để di chuyển trong thành phố không? Những người lập kế hoạch có thể tìm những câu trả lời này ở đâu? Họ có thể bắt đầu xem các thời biểu của các xe lửa, xe buýt, các hãng máy bay và tàu bè, và họ có thể đọc nhật báo và các ấn phẩm du lịch, viếng thăm các ga xe lửa và các trạm xe buýt, và nói chuyện với du khách.

(c)  Viễn thông. Những kĩ thuật nào có sẵn cho SLORC và cho phong trào đấu tranh cho dân chủ? Những khả năng truyền thông nào có thể thủ đắc được? (Vệ tinh, làn sóng ngắn cực mạnh, máy phắc [fax] di động, v.v.). Các chiến lược gia có đủ khả năng mua các dụng cụ truyền thông an ninh không? Có nên sử dụng những người có khả năng về những ngôn ngữ hiếm trên các hệ thống quan yếu không? Chính quyền dễ bị tấn công ở những chỗ nào (Vi ba, điện thoại, các công-tắc, làm nghẽn sóng). Các thiết bị cho máy tính [computer terminals] cùng với những mô-đâm [modem] dùng để phắc [fax] trực tuyến đến hay đi từ Âu châu và Mĩ châu có sẵn để mua. Thông tin về chủ đề này có thể tìm thấy ở đâu? Một số các tổ chức phi chính phủ có thể quen thuộc với những kĩ thuật mới. Thường thường những người làm việc bất mãn trong ngành truyền thông của chính quyền sẽ trả lời những câu hỏi về công việc của họ một cách dễ dàng. Các sách quảng cáo danh mục về các thiết bị truyền thông thường có những bài báo về các kĩ thuật mới. Mạng lưới điện tử và các lập trình tìm kiếm dữ kiện cũng có sẵn.

(d)  Chính trị. Trong đoạn văn này các chiến lược gia cần mô tả khung cảnh chính trị tổng quát mà trong đó họ đang hoạt động. Giới nghiêm có đang có hiệu lực hay không? Các quyết định chính trị được thực hiện như thế nào? Một “biểu đồ mạng lưới giây điện” có phản ánh được những tương quan quyền lực chính trị không? Chính trị là đối tượng của cuộc đấu tranh, và các kế hoạch gia phải làm việc với một sự hiểu biết thấu đáo bên trong hệ thống chính trị. Do đó, họ phải biết được những khuynh hướng chính trị. Có thể nào mô tả được chiến lược của SLORC đối với phong trào đấu tranh cho dân chủ hay không? Ví dụ, Đại Hội Toàn Quốc của SLORC có phải là một thành phần của chiến lược SLORC không? Còn vụ liên hệ kinh tế đặc biệt với các tướng Thái Lan thì sao? Có một “trung tâm trọng lực” chính trị hay không? Sự trao đổi trong quan hệ Miến Điện-ASEAN (Hiệp Hội các Quốc Gia vùng Đông Nam Á) là gì? Những người quan sát tinh tế tìm được các câu trả lời cho những câu hỏi này ở đâu? Các thông cáo báo chí, các phóng sự tin tức, các cuộc phỏng vấn, các bài báo về các sinh hoạt, và các cuộc thăm dò dư luận chính trị là những nơi tốt để bắt đầu cũng như những phân tích chính trị do những nhà Quan Sát về Miến Điện kinh nghiệm thực hiện.

(2) Sức Mạnh Chiến đấu Tương đối

Đoạn văn này của phỏng định chiến lược không nên “nhảy vọt” và bắt đầu phân tích ngay thông tin có ý nhĩa gì. Nếu không thì sự phân tích quá sớm này sẽ đưa đến việc “râu ông nọ chắp cằm bà kia” (thách thức quân sự và thách thức chính trị là hai “hệ thống vũ trang” khác nhau) và thông tin có thể gây rối trí. Đoạn văn này chỉ nên giới hạn vào các thông tin đòi hỏi mà thôi.

(a) Quân đội Đối phương

  1. Sức mạnh. (số quân, cỡ và các loại đơn vị). SLORC đã xác định là họ có dự định tăng quân số lên đến 500.000 và sẽ tiếp tục là một lực lượng khinh bộ binh với những khả năng không và hải lực giới hạn.
  2. Cơ Cấu Tổ Chức. (Tổ chức được cấu tạo như thế nào, những đơn vị nào thuộc vào những tổ chức nào?). Việc sắp xếp này có thể quan trọng trong việc quyết định những đơn vị nào sẽ ứng phó những hành động ở một số địa điểm nào đó. Hơn nữa, biết được thứ tự của mặt trận, những người làm kế hoạch có thể tập trung vào lí lịch tính tình của các sĩ quan chỉ huy đã được chọn lựa. Uỷ Ban Thách Thức Chính Trị (PDC) sẽ chủ yếu chỉ quan tâm đến các Tổng Hành Dinh của các Sư Đoàn, các Tư Lệnh Vùng và cấp cao hơn mà thôi.
  3. Địa điểm và bố trí. (Những đơn vị này ở đâu, được dàn quân như thế nào, và hiện đang làm gì?)
  4.  Tăng viện. (Những đơn vị nào thông thường được chỉ định tăng viện các lực lượng đang ra quân – Lực Lượng Không Vận, Biệt Kích, các Lực Lượng Xung Kích, các Lực Lượng Không Quân? Khoảng thời gian thông thường phải có để hành quân tăng viện từ địa điểm đồn trú đến 10, 30, 50, 100, và 200 dặm là bao nhiêu? Các nhân tố quảng cách thời gian để dàn quân sẽ ấn định thời gian Ủy Ban Thách Thức Chính Trị (PDC) có được để hoạt động trước khi mạo hiểm trở nên không còn chấp nhận được nữa).
  5. Hậu cần. (Các đơn vị được tái tiếp liệu như thế nào? Tái tiếp liệu được thực hiện bao nhiêu lần khi đụng độ hay khi không đụng độ? Những người khuân vác được sung công trước khi cuộc hành quân bắt đầu là bao lâu? Có có những khu vực chứa đồ cố định cho những người khuân vác trước khi tiến hành những cuộc hành quân hay không? Các đoàn xe tái tiếp liệu có được bảo vệ chặt chẽ không? Các kho chứa vật liệu chính yếu ở đâu?).
  6. Hiệu năng chiến đấu. (Phỏng định mức huấn luyện, sức mạnh, lịch sử của đơn vị, mức độ tổn thất, và tinh thần. Thông tin này quan trọng cho việc thiết kế các đề tài tuyên truyền và các kĩ thuật phân phối. Các đơn vị khác nhau có những khả năng khác nhau. Nêu danh sách những đơn vị mô tả [Sư Đoàn Bộ Binh thứ 22, Trung Đoàn 121, Lữ Đoàn Thiết Giáp]. Những danh sách này có thể giúp các chiến lược gia không những phân tích được các mô hình, mà còn có thể “làm dấu” một số đơn vị để xét định riêng. Phúc trình về đào binh do CNAB (Uỷ Ban Cho Đấu Tranh Bất Bạo Động tại Miến Điện) soạn thảo ở Ấn Độ cho thấy là Quân Đội Miến Điện xuống tinh thần. Có có những phúc trình về đào binh khác nữa đang được soạn thảo và sẽ có sẵn hay không để có thể có những kết luận là việc xuống tinh thần này đã lan rộng hay là chỉ xảy ra ở một vài đơn vị mà thôi? Điều gì đã tạo nên sự xuống tinh thần tại các đơn vị này?).
  7. Sơ Lược về Quân Đội. Trong đoạn văn này nên đưa vào thông tin về nhân sự của Quân Đội Miến Điện – như giáo dục, giai cấp xã hội, tôn giáo, động lực, lứa tuổi, v.v. Thông tin về địa điểm của quân đội của địch có thể tìm thấy trong các nhật báo, báo chí ngoại quốc và các đài phát thanh, các phúc trình về khai thác tù binh, từ các đào binh, các phu khuân vác trốn thoát,2 từ chính các nhân viên và cảm tình viên của nhóm đối kháng, từ việc bắt được đài, từ những phúc trình về các trận chiến, và các cuộc phỏng vấn những sĩ quan quân đội bạn đã từng nhiều lần chạm trán với địch.

(b) Quân đội Bạn

Để có những hoạt động thách thức chính trị chiến lược thành công, các lực lượng quân sự có thể được đòi hỏi phải cô lập các mặt trận của họ trong một thời gian hay là có thể đánh lạc hướng để có dịp phục hồi các toán Thách Thức Chính Trị. Quân đội của các chiến lược gia có thể rất hữu ích trong việc hỗ trợ các chiến dịch tâm lí chống lại quân đội Miến Điện. Do đó, những người làm kế hoạch nên thu thập những thông tin giống như trên đây về các lực lượng quân sự của chính mình. Họ có thể thu thập thông tin về các lực lượng quân sự bạn ở chỗ nào? Rất có thể là các vị chỉ huy quân đội sẽ miễn cưỡng trong việc cung cấp thông tin về các ưu và nhược điểm của chính mình. Thông tin này rất nhạy cảm nên cần phải được bảo mật. Do đó, nhân viên thích hợp cần phải có khả năng chứng minh nhu cầu cần biết thông tin này và thông tin đó sẽ được bảo mật như thế nào tại văn phòng của PDC (Ủy Ban Thách Thức Chính Trị). (LỜI BÌNH: Để cho một phong trào bất bạo động có một bộ phận quân sự là một bất lợi lớn lao. Điều này gây trở ngại cho động năng của đấu tranh bất bạo động, làm cho công việc thu nạp người vào phong trào khó khăn gấp bội, làm cho phong trào dễ bị kết án là một mặt trận khủng bố cho một cuộc đấu tranh vũ trang, gây khó khăn trong việc đạt được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, và mời gọi chính quyền ứng phó càng lúc càng bạo động. Tuy vậy, thực tế là đôi khi một vài nhóm đối lập từ chối “khước từ” giải pháp này mặc dù theo kinh nghiệm họ biết là tổn thất sẽ quá lớn không bù lại được những thắng lợi. Nếu những nhóm này không thể thuyết phục được để chuyển sang đấu tranh bất bạo động mà không cần có một bộphận vũ trang, tuy nhiên dân chúng dưới sự kiểm soát hoặc ảnh hưởng của họ vẫn được xem là thiết yếu, thì các hoạt động vũ trang phải tách xa khỏi phong trào, và chiến lược phải cân nhắc vấn đề dần dần đình chỉ sử dụng bộ phận quân sự.)

(c)  Nhóm Thách thức Chính trị của Đối phương

SLORC [Hội Đồng Luật Nhà Nước và Phục Hồi Trật Tự] có một tiềm năng lớn lao để chống lại một cuộc đấu tranh bất bạo động. Hiện tại thì tiềm năng này chưa được thể hiện, nhưng khẩn thiết cần phải nhận biết khả năng này là gì nếu có một nỗ lực quyết chống lại những hoạt động của chúng ta. Những lãnh vực khả năng của SLORC cần được cân nhắc là:

  1. Các ưu điểm:
a. Kiểm duyệt
b. Sở hữu đài phát thanh, truyền hình, và báo chí;
c.  Kiểm soát toàn bộ nền giáo dục;
d.  Sức mạnh tiền bạc để ảnh hưởng hành vi;
e.  Quốc tế thừa nhận và tiếp cận báo chí quốc tế và các nhà truyền thông then chốt;
f.  Được huấn luyện kĩ và có mạng lưới tình báo rộng lớn;

g.  Có khả năng truyền thông tân tiến nhất.

  1. Các nhược điểm:
a.  Không có khả năng cai trị,
b.  Bị dân chúng khinh bỉ,
c.  Không có chiến lược gia có huấn luyện,
d.  Bảo trợ một chính sách diệt chủng dân tộc thiểu số,

e.  Các nhược điểm và những chỗ dễ bị tấn công khác…

  1. Những cột trụ chống đỡ:
a.  Quân đội Miến Điện,
b.  MIS (Dịch vụ Tình Báo Quân Đội),
c.  Các Phương Tiện Truyền Thông Đại Chúng,
d.  Các nhà đầu tư ngoại quốc,
e.  Cộng đồng doanh nghiệp,
f.  Công chức,

g.  Các cơ chế khác (ASEAN, Trung Quốc, v.v.). 

  1. Những tính toán về dân số:
a.  Tổng quát (dùng để phân tích cả hai phe);
b.  Dân số 45.103.809 (phỏng chừng dân số 1995);
c.  0-14 tuổi: 36% (Nữ:7.963.544; Nam: 8.285.459);
d.  15-64 tuổi: 60%; 65+ tuổi: 4%;
e.  Tỉ lệ dân số tăng trưởng: 1,84%;
f.  Sinh suất: 28.02 bé sơ sinh/1.000 dân;
g.  Tử suất: 9.63 người chết/1.000 dân;

h.  Mật độ dân số cao ở Rangoon, Mandalay, và Moulmein.

  1. Những cân nhắc chính trị về đối phương:

a.  Các “đồng minh tự nhiên”:

  1. Quân Đội Miến Điện;
  2. MIS [Dịch vụ Tình báo Quân đội];
  3. Công chức;
  4. Cộng đồng doanh nghiệp;
  5. Trung Quốc, Tân Gia Ba, Nhật Bổn, Nam Dương, Thái Lan;
  6. Những cơ chế khác…

b.  Các tổ chức:

(LỜI BÌNH: Nên nhớ là các tổ chức là nền tảng của những “tụ điểm quyền lực”, nghĩa là, những nguồn sức mạnh xã hội. Những nguồn sức mạnh này có thể quan trọng trong tiến trình tản quyền cũng như có thể được các chiến lược gia PD [Thách Thức Chính Trị] sử dụng để nhận dạng những cột trụ chống đỡ nhằm vô hiệu hoá hoặc cắt đứt).

  1. Hiệp Hội Phát Triển Đoàn Kết Nghiệp Đoàn,
  2. Sangha (Lãnh Đạo Tôn Giáo Phật Giáo),
  3. Hiệp Hội Nghệ Sĩ và Nhà Văn,
  4. Các Tổ Chức Giáo Chức,
  5. Các Tổ Chức Cựu Chiến Binh,
  6. Các Câu Lạc Bộ Thể Thao,
  7. Các Tổ Chức khác…

c.  Những rạn nứt chính trị giữa

  1. Các cấp chỉ huy Quân đội và MIS [Tình báo Quân sự],
  2. “Phe Ôn Hoà và phe Cứng Rắn” trong SLORC,
  3. SLORC và Nông dân,
  4. Sĩ quan cấp thấp và sĩ quan cao cấp,
  5. Binh nhì và hạ sĩ quan,
  6. Những rạn nứt khác…

(d) Khả năng Thách thức Chính trị của Bạn

Nhiều thông tin về khả năng PD [Thách Thức Chính Trị] có thể lấy được từ những người đã từng hoạt động trong phong trào Thách Thức Chính Trị và từ những người đã từng là thành viên của Uỷ Ban Thách Thức Chính Trị [PDC]. Thông tin về các tổ chức, về cơ cấu tổ chức quân đội, các địa điểm và chuẩn bị của các điều hợp viên, các nhà hoạt động, và những sinh hoạt vừa qua của PD đều có thể thu thập được từ những thành viên của PDC.

  1. Những cột trụ chống đỡ:

(LỜI BÌNH: Các cột trụ chống đỡ là tụ điểm của những nỗ lực của chúng ta. Những cột trụ chống đỡ cho đối phương là mục tiêu tấn công của chúng ta; những cột trụ chống đỡ bạn là những tài nguyên hoạt động lớn lao nhất của chúng ta.) 

a.  Liên Minh Toàn Quốc vì Dân Chủ,
b.  Hội Đồng Quốc Gia của Liên Hiệp Miến Điện,
c.  Hiệp Hội Các Sư Sãi Trẻ Miến Điện,
d.  Các Uỷ Ban Thách Thức Chính Trị:
    1. Các tổ chức dân tộc thiểu số,
    2. Các Tổ Chức Cộng Đồng Quốc Tế (Viện Xã Hội Công Khai, v.v.),
    3. Liên Hiệp Quốc.
  1. Những tính toán về dân số (Giống phần dành cho đối phương ở trên)

 a.  Phân phối sinh viên tốt nghiệp đại học (Sinh viên tốt nghiệp đại học cung cấp kĩ năng và lãnh đạo cho các tổ chức thách thức chính trị; họ sẽ nhận được đủ các loại thông tin khác nhau từ những người đặc trách về tuyên truyền. Trí thức theo truyền thống thường được xem là những đe doạ lớn đối với các nhà chuyên chế, và thực đúng vậy).

b.  Tỉ lệ biết chữ theo vùng.

c.  Các mật độ của tôn giáo và sắc tộc. (Thông tin này sẽ hỗ trợ việc chọn những người hoạt động và các điều hợp viên và cung cấp cho những người đặc trách về tuyên truyền những dữ kiện thích hợp cho việc soạn thảo tài liệu riêng biệt cho các nhóm khác nhau).

d.  Mức Sống theo từng Vùng. (Nếu một làng có ít lương thực, không có nước máy, không có điện, không có dịch vụ y tế, không có nông sản để bán, và không còn những người trai trẻ nữa, thì có lẽ chúng ta không trông mong làng này đóng góp nhiều vào những nỗ lực của chúng ta. Chúng ta phải cho họ một cái gì. Không những chỉ một cái gì thực tế, mà còn cả một viễn cảnh những gì mà một chính quyền liên bang dân chủ sẽ đem lại cho họ khi chính quyền này được thiết lập).

  1. Những cân nhắc về chính trị:

 a.  Các “đồng minh tự nhiên”:

(LỜI BÌNH: NCUB phục vụ quyền lợi của ai?)

    1. Các nhóm doanh nghiệp dọc biên giới Miến Điện,
    2. Học sinh/Sinh viên,
    3. Các nhóm tôn giáo,
    4. Hầu hết các nhóm sắc tộc,
    5. NLD [Liên Minh Toàn Quốc vì Dân Chủ],
    6. Các nhóm môi trường,
    7. Các Tổ Chức Nhân Quyền,
    8. Những cơ chế khác…

b.  Các Tổ Chức

(LỜI BÌNH: Nên nhớ là các tổ chức là nền tảng của những “tụ điểm quyền lực”. Những người tạo nên phỏng định chiến lược phải hết sức khách quan trong việc thẩm định các khả năng của những tổ chức của chính mình. Họ có thể đưa vào những tổ chức quốc tế có liên hệ hay có quyền lợi ở Miến Điện.)

    1. NLD (Liên minh Toàn Quốc vì Dân chủ),
    2. Hội Phát triển Pan-Karen,
    3. Các Tổ chức Phân hội NCUB,
    4. Tiếng Nói Dân chủ của Miến Điện,
    5. FTUB (Các Nghiệp đoàn Tự do Thương mại Miến Điện),
    6. RSO (Tổ chức Đoàn kết Rohinga),
    7. UN [Liên Hiệp Quốc],
    8. Quỹ Toàn Quốc Ủng hộ Dân chủ,
    9. Viện Cộng hoà Quốc tế,
    10. Viện Xã hội Công khai ,
    11. Những cơ chế khác…

c.  Những rạn nứt chính trị giữa

(LỜI BÌNH: Phân hoá chính trị lan tràn trong phong trào dân chủ. Cần phải nhận dạng những bất đồng quan trọng.)

    1. Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia của Liên Hiệp Miến Điện và DAB [Hiệp Hội Dân Chủ Miến Điện],
    2. NCUB và Rohinga về vấn đề loại bỏ,
    3. NCUB và FTUB về vấn đề điều hợp,
    4. NCGUB và NLD-LA về vấn đề lãnh đạo biên giới,
    5. Những cơ chế khác…
  1. Những cân nhắc về an ninh

 a.   Hiệu lực của phản gián. (Có hiệu lực đồng đều không hay là vẫn có những cơ hội cho việc thực thi sớm các hoạt động PD [Thách thức Chính trị]?).

b.   Những cá nhân dễ kết nạp.

c.   Những thủ tục củ soát tổ chức. (Đang làm gì để giảm thiểu cơ hội xâm nhập của cán bộ tình báo? Điểm chỉ phản thông tin, theo dõi, những chứng nhận gián tiếp là những thí dụ về vài cách kiểm chứng cán bộ kết nạp).

d.   Truyền thông. (Thư tín được chuyển tải như thế nào? Hệ thống có an ninh không? Giao liên, truyền thanh, địa điểm chuyển giao tài liệu mật, tin tức chỉ nhận mà thôi, mật mã đã soạn sẵn, chương trình PGP [bảo mật và giải mã] và những hình thái truyền thông bằng máy điện tính khác là những thí dụ cần cân nhắc).

e.   An ninh về thông tin và tài liệu. Chúng ta không được bao giờ xem thường khả năng của một chế độ xâm nhập các nhóm đối lập. Do đó cần phải thiết lập một “chuỗi bảo toàn an ninh” cho tất cả các tài liệu nhạy cảm. Nghĩa là, phong trào phải giữ một hồ sơ về mỗi người đã có đọc những tài liệu này và đã lưu giữ bản sao. Phải liên tục nhấn mạnh nhu cầu giới hạn những tài liệu nhạy cảm chỉ cho những người “cần biết” mà thôi. (Trong một phong trào bất bạo động có ít thông tin được xem là “mật” và đó là loại thông tin đặt người ta vào vòng nguy hiểm lớn lao). 

(3) Các Giả Định 

Nhìn vào sứ mạng và thông tin thu thập được, các chiến lược gia bây giờ có thể lấp đầy các lỗ trống bằng những giả định. Họ có thể thêm vào những giả định trong lúc xét định các đường hướng hoạt động có thể chấp nhận được. Những chiến lược hữu hiệu không thể đặt trên cơ sở của những giả định. Lấy được thông tin về những sự kiện thực sự khi nào có thể được là nền tảng cho một phong trào bất bạo động thành công. Nếu cần phải đưa ra những giả định, thì nhân viên phải nỗ lực hết sức để bảo đảm là những giả định này có giá trị. Ví dụ:

(a) Sẽ không có sự hỗ trợ quân sự cho NCUB bởi các chính quyền quốc ngoại.

(b) Chịu ảnh hưởng bởi các hãng liên quốc gia, các nền dân chủ Tây phương sẽ không có những hành động mạnh mẽ đối với SLORC mà chỉ tự giới hạn vào những trao đổi ngôn từ trống rỗng.

(c) Tiền bạc do những kinh doanh Nam Dương và Thái Lan gửi đến tổng hành dinh Đảng Dân Chủ Quốc Gia tác động lên chính sách của Hoa Kỳ đối với Miến Điện.

(d) Các đầu tư của ngoại quốc thiết yếu cho việc tăng trưởng kinh tế lâu dài và cho sự ổn định chính trị của Miến Điện.

(e) Những giả định khác.

     Ở giai đoạn này của việc phỏng định chiến lược, những người hoạch định chiến lược bắt đầu sử dụng thông tin thâu thập được và những giả định đưa ra. Bước tiếp theo là xác định các khả năng của địch có thể tác động lên đường hướng hành động thách thức chính trị. Công việc trí óc này bắt đầu ở đoạn văn 2B của phỏng định chiến lược.

B.  Những Khả Năng của Địch

    Bằng cách duyệt lại và phân tích thông tin về Quân Đội Miến Điện, phong trào bất bạo động có thể xác định được những khả năng của địch có thể tác động lên những đường hướng hành động có thể có của phong trào. Những kết luận về các khả năng của Quân Đội Miến Điện là Quân Đội này có thể

  1. Bắt lại, giết chết, hay là đày Aung San Suu Kyi;
  2. Tàn bạo dẹp tan những bất ổn dân sự quan trọng ở ba trung tâm dân chúng lớn mà vẫn không mất khả năng tiến hành những cuộc hành quân tại những vùng đã được giải phóng;
  3. Tranh thủ được sự hợp tác của những tổ chức tình báo và quân sự của Trung Quốc, Ấn Độ, và Thái Lan để cô lập và giới hạn hiệu lực của các nhóm đấu tranh cho dân chủ Miến Điện dọc theo các biên giới;
  4. Làm nghẽn các chương trình phát thanh quốc ngoại;
  5. Tấn công và chiếm các Tổng Hành dinh NCUB/KNU.

C.  Đường Hướng Hành Động (ĐHHĐ)  

Sau khi duyệt lại sứ mạng của phong trào một lần nữa và phân tích những khả năng của chính mình, những người soạn thảo phỏng định chiến lược có thể hoạch định những đường hướng hành động nhằm hoàn thành sứ mạng. Nên nhớ là một chiến lược hữu hiệu phải đánh lạc hướng và gây rối loạn cho đối phương; một phương cách gián tiếp để đạt mục tiêu (với những mục tiêu trung gian) thường là phương cách tốt hơn cả; những phong trào bất bạo động cần tận dụng những sức mạnh lớn nhất của mình để tấn công vào những điểm yếu nhất của địch; và trên bình diện chiến lược, những nhà kế hoạch phải tận dụng tất cả những khả năng của họ.

ĐHHĐ 1. Một chiến lược thiết kế những điểm mạnh của PD khắp Miến Điện với những mục tiêu như sau:

a.  Xúc tiến những hoạt động PD để phản ánh sự bất ổn chính trị trên khắp toàn quốc,
b.  Kết nạp thành viên cho các nhóm đấu tranh dân chủ,
c.  Chuẩn bị cho một cuộc tổng đình công
     Để cho SLORC thấy nhiều đối tượng phân tán. 

ĐHHĐ 2. Đường hướng khác

  1. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG ĐỐI NGHỊCH

 Trong đoạn văn này cần phải xác định tác dụng của từng khả năng của địch đối với mỗi đường hướng hành động của phong trào. Theo như khả năng dùng ở thí dụ nói trên, thì các lực lượng dân chủ sẽ gặp khó khăn nếu đường hướng hành động dự tính là kêu gọi một cuộc nổi dậy lớn chỉ tại Rangoon, Mandalay, và Moulmein mà thôi mà trước đó chưa phá vỡ được sự tuân hành mệnh lệnh của Quân Đội Miến Điện.

  1. SO SÁNH CÁC ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO 

Trong đoạn văn này cần cân nhắc những cái lợi và những cái hại của mỗi đường hướng hành động (trong tương quan với những gì được xem như là những nhân tố chủ đạo). Ví dụ, một nhân tố chủ đạo có thể là sự mong muốn giữ các tổn thất dân sự ở mức tối thiểu.

  1. QUYẾT ĐỊNH

Đường hướng hành động được quyết định sẽ được chuyển đổi thành một câu xác định sứ mạng hành động cụ thể.

Tóm lược 

Chương này duyệt lại nội dung và tiến trình soạn thảo một phỏng định chiến lược. Phỏng định chiến lược là một tài liệu thiết yếu cho một kế hoạch gia chiến tranh chiến lược. Đây là một tài liệu không soạn thảo nhanh chóng được, tuy nhiên việc soạn thảo tài liệu này hẳn nằm trong khả năng của những nhóm đối lập chính trị. Một phỏng định được soạn thảo kĩ càng sẽ giảm cơ hội thất bại bằng cách tìm thấy đường hướng hành động tốt nhất để hoàn thành sứ mạng. Phỏng định chiến lược có thể là một tài liệu “sống” nếu được liên tục cập nhật. Cũng như trong nghiên cứu tham mưu, mô hình và tập trung suy nghĩ thật nhiều là điều cần thiết. Mô hình sẽ giúp suy nghĩ được rõ ràng – ngay cả khi đang bị thúc bách.

__________________________________________________

CƯỚC CHÚ:

1 Trích trong Samuel B. Griffith, Tôn Tử: Nghệ Thuật Chiến Tranh [Sun Tzu: The Art of War] (Oxford và New York: Oxford University Press, 1963), 129.

2 Thông thường Quân đội Miến Điện hay có thói quen bắt dân làm phu khuân vác để chuyển tiếp liệu quân sự cho những đơn vị đang hành quân. Đã từng có những phúc trình nhiều lần trong bao nhiêu năm về vấn đề những người khuân vác này bị ép buộc phải đi trước những hàng quân lính đang hành quân trong những vùng do dân nổi loạn kiểm soát để được sử dụng như những “máy rà mìn” bằng thân xác mình. Vì sự nguy hiểm cũng như cách đối xử tàn nhẫn của quân lính, nhiều người đã cố trốn thoát.

PHỤ LỤC

Mô Hình Gi Ý
Cho Vic Soạn Thảo
Phỏng Định Chiến Lưc

  

PHỎNG ĐỊNH TÌNH HÌNH

 

  1. SỨ MẠNG
  2. TÌNH HÌNH VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG

A. NHỮNG CÂN NHẮC ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG

 (1) Những đặc tính của địa điểm hành quân

 a.  Địa lí quân sự:
        1. Địa hình
        2. Thuỷ hình
        3. Khí hậu và thời tiết
      1. b.  Vận tải

        c.  Viễn thông

        d.  Chính trị

(2) Sức mạnh chiến đấu tương đối

a)  Quân đội đối phương

    1. Sức mạnh
    2. Cấp đơn vị
    3. Địa điểm và tư thế
    4. Các tăng viện
    5. Hậu cần
    6. Hiệu năng chiến đấu
    7. Lí lịch của sĩ quan

b)  Quân đội bạn (như trên)

c)  Thách Thức Chính Trị của đối phương:

      1. Ưu điểm
      2. Khuyết điểm
      3. Các cột trụ chống đỡ
      4. Những xét định về dân số:
        a.  Mật độ dân số
        b. Phân phối sinh viên tốt nghiệp
        c. Tỉ lệ biết chữ trong số người ủng hộ
        d. Mật độ sắc tộc và tôn giáo
        e. Mức sống (những người ủng hộ)
      5. Những xét định về chính trị
        a. Các “đồng minh” tự nhiên
        b. Các tổ chức
        c. Những rạn nứt chính trị
      6. Những xét định về an ninh
        a. Hiệu lực của phản gián
        b. Nhược điểm để kết nạp
        c. Thủ tục điều tra lí lịch của tổ chức
        d. Truyền thông
        e. An ninh về thông tin và tài liệud)

        d) Thách Thức Chính Trị phía Bạn (như trên)

3) Các giả định

B. CÁC KHẢ NĂNG CỦA ĐỊCH

C. ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG

 3.  PHÂN TÁCH ĐƯỚNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỐI PHƯƠNG

 4. ĐỐI CHIẾU VỚI ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG CỦA MÌNH

 5. QUYẾT ĐỊNH

Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.