Chống Đảo Chánh (III)
(Bài 065)
Gene Sharp & Bruce Jenkins
Chuyển ngữ: Tiểu Thạch Nguyễn Văn Thái, Ph.D.

 

Sự quan trọng của kỉ luật bất bạo động

    Nhận thức được rằng bạo động phương hại đến những động năng và sức mạnh của đấu tranh bất bạo động, những người làm đảo chánh thường có thể cố ý tìm cách khiêu khích những người đối kháng sử dụng bạo lực. Bạo động và những kế hoạch sử dụng bạo lực có thể bị gán cho những người đối kháng một cách không đúng sự thực. Đàn áp, nhất là đàn áp dã man, có thể có dụng ý khiêu khích những người đối kháng phản ứng bạo động. Những lúc khác, có những tác viên khiêu khích [Agents provocateurs]. được lồng vào trong các nhóm đối kháng để khích động hay ngay cả để thực hiện những hành động bạo động nhằm hỗ trợ việc tố cáo những người đối kháng sử dụng bạo lực. Tất cả những khiêu khích bạo động này cần phải bị cự tuyệt nếu những người đối kháng không muốn phá vỡ chính sự phòng vệ của mình.

    Phòng vệ chống đảo chánh đặt nền tảng trên kĩ thuật đấu tranh bất bạo động. Một yêu cầu chiến lược trọng đại của đấu tranh bất bạo động là đấu tranh can đảm phải được kết hợp với kỉ luật bất bạo động1. Giết đi những người lính trẻ chẳng may ở trong quân đội của những người làm đảo chánh thực ra chẳng có ích lợi gì, mà lại mất mát rất nhiều. Phạm vào tội bạo động, nhất là giết người bởi những người đối kháng, sẽ phá huỷ cuộc đấu tranh, lẽ ra bất bạo động, bằng nhiều cách. Bạo động đối kháng có thể giúp kết hợp những người ủng hộ và các lực lượng cơ bản của những người làm đảo chánh chống lại những người phòng vệ chống đảo chánh. Ngược lại, chiến lược phòng vệ chính yếu đối với những người lính này là làm hao mòn tinh thần của họ và khuyến dụ họ trở nên không còn đáng tin cậy và ngay cả nổi loạn nữa. Mục đích này sẽ bị làm cho không thể thực hiện được khi những người lính này là mục tiêu của đối kháng bạo động.

    Bạo động do những người phòng vệ gây ra sẽ được những người làm đảo chánh dùng để “biện minh” cho sự đàn áp tàn khốc mà họ dù sao cũng đã muốn sử dụng. Sự bạo động này sẽ được dùng để tuyên bố là những người làm đảo chánh đang cứu đất nước khỏi quân khủng bố hoặc khỏi nội chiến, và họ đang bảo toàn “luật pháp và trật tự.” Bạo động bởi những người phòng vệ còn có thể làm cho phe của mình yếu đi, vì người ta có thể ít sẵn lòng ủng hộ hoặc sử dụng bạo lực hơn là tham gia vào một cuộc đối kháng hoàn toàn bất bạo động.

    Đàn áp những người đối kháng bất bạo động thách thức và có kỉ luật đôi khi đưa đến hậu quả trái ngược lại với hiệu quả mà người đàn áp đã dự tính. Trong hoàn cảnh như thế thì thường có khuynh hướng mạnh mẽ về đàn áp bạo động phản ứng ngược chống lại chính vị thế quyền lực của những người đàn áp. Đây là tiến trình được gọi là “nhu thuật chính trị.”

    Đàn áp những người đối kháng nhưng bất bạo động có thể phương hại đến quyền lực của những người đàn áp bằng nhiều cách. Việc đàn áp như thế và tác dụng của những bạo tàn đôi khi có thể giúp gia tăng con số những người đối kháng trong dân chúng phòng vệ và gia tăng sự quyết tâm của họ. Những điều này cũng có thể gieo nghi ngờ và dè dặt trong đầu óc của binh lính của những người làm đảo chánh và những người ủng hộ khác, tạo nên một sự khó chịu, chống đối, và sau cùng là bất mãn và kháng cự lại trong chính dân chúng, công chức, và các lực lượng quân đội của những người tấn công. Đàn áp nặng nề những người phòng vệ bất bạo động còn có thể khơi dậy sự chống đối quốc tế mạnh hơn đối với cuộc đảo chánh và động viên ý kiến và hành động ngoại giao và kinh tế của quốc tế chống lại những người làm đảo chánh.

    Tiến trình nhu thuật chính trị này, khi xảy ra, sẽ giúp ích rất nhiều. Tuy nhiên, chiến lược phòng vệ chống đảo chánh không nên trông cậy vào điều này. Thay vì lệ thuộc vào điều này thì chiến lược nên chủ yếu tập trung vào việc phủ nhận tính hợp pháp của những người làm đảo chánh và thách thức những nỗ lực tranh thủ kiểm soát của họ, bằng cách bất hợp tác và thách thức chính trị bởi một số người rất đông đảo.

    Tóm lại, việc duy trì được hành vi đối kháng bất bạo động bởi những người phòng vệ chống đảo chánh có khuynh hướng đóng góp vào: (1) gây được thiện cảm và hỗ trợ, (2) giảm thiểu các tổn thất, (3) khuyến dụ bất mãn và nổi loạn trong binh lính đối phương, (4) lôi kéo được sự tham gia tối đa vào công cuộc đấu tranh bất bạo động, và (5) tranh thủ được sự hỗ trợ rộng lớn hơn. Kỉ luật bất bạo động là nhân tố then chốt để đạt được những mục đích này.

Hỗ trợ quốc tế

    Chỉ thỉnh thoảng mà thôi, như trong trường hợp chống lại cuộc đảo chánh Nga vào tháng Tám năm 1991, cũng như trong vụ chống lại cuộc đảo chánh tháng Chín năm 1991 tại Haiti, thì mới có sự đe doạ hay là hành động hỗ trợ nghiêm túc của quốc tế về ngoại giao và kinh tế chống lại đảo chánh. Tuy nhiên, như trường hợp các chế tài quốc tế tại Haiti nhằm phục hồi Tổng Thống Aristide đã cho thấy là phòng vệ chống đảo chánh thành công mà phần lớn là do hành động của quốc tế thì có thể không hữu hiệu. Trái lại, phòng vệ thành công phải chủ yếu tuỳ thuộc vào sự bất hợp tác và thách thức ngay tại trong quốc gia bị tấn công.

    Tuy vậy, đôi khi sự hỗ trợ của quốc tế có thể có ảnh hưởng trong việc giúp những cuộc đấu tranh chống đảo chánh. Các chính phủ có thể từ chối thừa nhận ngoại giao đối với những người làm đảo chánh và tuyên bố cấm viện trợ kinh tế, như Hoa Kì và các quốc gia khác đã từng làm để chống lại vụ đảo chánh hụt tại Xô viết năm 1991. Những chính phủ và xã hội như thế cũng còn có thể cung ứng hỗ trợ kĩ thuật và kinh tế, các dịch vụ xuất bản tài liệu, phát thanh, và truyền hình, hỗ trợ về viễn thông cho những người phòng vệ dân sự. Những biện pháp như thế có thể được chuẩn bị sẵn trước.

    Đặc tính bất bạo động và thách thức của loại phòng vệ chống đảo chánh này có thể kích thích sự quảng bá và thiện cảm quốc tế. Đôi khi thiện cảm chính trị có thể đưa đến những áp lực ngoại giao và kinh tế quốc tế chống lại những người làm đảo chánh. Trong vụ đánh bại vụ đảo chánh hụt tháng Tám 1991 tại Liên Bang Xô Viết, những hành động trong nước — nhất là sự miễn cưỡng của binh lính thuộc quân đội trong việc tuân theo mệnh lệnh của những người làm đảo chánh – đã tỏ ra là quan trọng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, những áp lực ngoại giao và những đe doạ về hành động của quốc tế về kinh tế hình như đã là một nhân tố bổ túc đáng kể. Trường hợp này minh xác là trong một số điều kiện nào đó thì những áp lực quốc tế có thể làm cho những người làm đảo chánh yếu đi và tăng sức mạnh cho lí tưởng đấu tranh của những người phòng vệ dân sự. Tuy nhiên không nên viển vông mà tin rằng ý kiến công khai của quốc tế hay ngay cả áp lực ngoại giao và kinh tế của quốc tế sẽ đánh bại đảo chánh mà không cần có sự phòng vệ quyết liệt và mạnh mẽ của chính xã hội bị tấn công.

Chuyển đổi chiến lược trong lúc đấu tranh

    Vào một số thời điểm nào đó có thể đòi hỏi cần phải có những chuyển đổi chiến lược bởi những người phòng vệ để phản công lại những mục tiêu mới của những kẻ tấn công, để sửa đổi những khuyết điểm đã được phát lộ, hay những ưu điểm bất ngờ giữa những người phòng vệ, và để gia tăng tối đa tác dụng của công cuộc đối kháng của những người phòng vệ — dựa trên căn bản phủ nhận tính hợp pháp và khước từ hợp tác.

    Những người lãnh đạo đảo chánh có thể sớm khám phá ra là họ đang chạm trán với một lực lược đấu tranh toàn diện của toàn dân, được tổ chức qua những cơ chế xã hội của họ. Vào một lúc nào đó, những người làm đảo chánh có thể ý hội được rằng họ không thể còn đặt xã hội dưới sự kiểm soát của họ được nữa, và công cuộc phòng vệ mạnh đủ để ép buộc họ phải bãi bỏ cuộc phiêu lưu. Nếu điều này không xảy ra, thì những người phòng vệ cần phải gia tăng nỗ lực để lật đổ chế độ của những kẻ tấn công.

    Ở nơi nào mà sự kiểm soát của những người làm đảo chánh đã bị làm yếu đi nhiều rồi, hay là tỏ ra là sắp yếu, thì có thể đó là lúc cần áp dụng hùng hậu chiến lược phủ nhận hay bác bỏ. Tuy nhiên, điều này có thể chứng minh đó chỉ là một giai đoạn khác của cuộc đấu tranh được tiếp nối bằng một chiến lược tập trung đối kháng vào những vấn đề đặc biệt quan trọng khác mà thôi. Hay là, chiến lược bất hợp tác toàn diện có thể chứng minh đó là chiêu thức cuối cùng đánh gục đảo chánh.

Thành công lâu bền

    Thành công trong việc phòng vệ chống đảo chánh tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố then chốt. Những nhân tố này, ngoài những nhân tố khác, bao gồm tinh thần đối kháng, sự đoàn kết của dân chúng phòng vệ, sức mạnh của xã hội phòng vệ, khả năng duy trì cuộc đối kháng và kỉ luật bất bạo động của dân chúng, những ưu và khuyết điểm của những người làm đảo chánh, sự lựa chọn chiến lược tấn công của những người làm đảo chánh, và sự khôn ngoan của các chiến lược phòng vệ.

    Chiến thắng cho cuộc phòng vệ chống đảo chánh này chỉ đến với những người đã khai triển sự phòng vệ thành một công cụ chính trị tinh xảo và hùng mạnh vận hành cùng với một chiến lược khôn ngoan. Cũng giống như trong xung đột quân sự, loại phòng vệ này đòi hỏi phải có khả năng sức mạnh đích thực và sức mạnh phòng vệ. Thất bại của những người bảo vệ hiến pháp luôn luôn có thể xảy ra, cũng như thất bại thường xảy ra trong chiến tranh quy ước. Tuy nhiên, có những chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy là một dân tộc cương quyết sẽ có nhiều cơ may đạt được thành công với một sự phòng vệ chống đảo chánh như thế, và sẽ gây ít tổn thất và ít đổ vỡ hơn là sau một cuộc chiến quân sự.

Trong trường hợp cần phòng vệ dài hạn

    Nếu cuộc phòng vệ chống đảo chánh không thành công trong vòng một vài ngày hay một vài tuần, thì cần phải tạo ra một hoàn cảnh chiến lược mới. Những người làm đảo chánh có lẽ đã thành công trong việc tranh thủ được một phần nào tính hợp pháp, sự chấp nhận, sự hợp tác, và sự kiểm soát. Cuộc đấu tranh lúc bấy giờ sẽ phải đã được thay đổi từ một cuộc phòng vệ chống đảo chánh ngắn hạn thành một cuộc phòng vệ chống đảo chánh dài hạn chống lại một nền độc tài đã ổn định. Đối với hoàn cảnh xung đột có phần khác này, chúng tôi chỉ phác hoạ ra ở đây2 một vài dòng gợi ý cho công cuộc đối kháng mà thôi.

    Trong chiến lược đối kháng này mà sử dụng bất hợp tác toàn diện với chính quyền mới có lẽ sẽ không thực tiễn bởi vì nhu cầu của xã hội cần phải chịu đựng một cuộc đấu tranh lâu dài. Thay vì như thế, cần phải có một chính sách tập trung đối kháng vào nhiều điểm then chốt khác nhau cho đến khi kết quả thay đổi về tương quan lực lượng cho phép áp dụng bất hợp tác một cách rộng lớn hay là toàn diện để đem lại sự thành công cuối cùng.

    Một chiến lược phòng vệ dài hạn hơn chống lại một nền độc tài đã ổn định cần phải tập trung vào hai mục tiêu chính yếu. Thứ nhất, những kẻ tấn công cần phải được ngăn cản không cho tranh thủ thêm bất cứ mục tiêu quan trọng nào khác ngoài chính nền độc tài của họ. Nếu những nhà độc tài tìm kiếm những hình thái thống trị khác, như là kinh tế, ý thức hệ, hay chính trị, thì những kế hoạch giải phóng cần phải tập trung vào việc chặn đứng những hình thái này. Điều này tạo ra một chiến lược “đối kháng có chọn lọc,” đôi khi được gọi là “đối kháng tại những điểm then chốt.”

    Theo chiến lược đối kháng có chọn lọc, dân chúng thuộc các ngành nghề có thể đối kháng về những vấn đề thiết yếu mà thôi. Ví dụ, cảnh sát chẳng hạn, trong lúc cố giữ cho những thành phần tội phạm khỏi lợi dụng hoàn cảnh, có thể từ chối tìm nơi ở và bắt bớ những người đối kháng dân chủ, có lẽ còn thông báo cho người ta biết trước những vụ bắt bớ và những hành động đàn áp sắp ra nữa. Giáo chức sẽ từ chối đưa tuyên truyền của chế độ vào học đường. Công nhân và các nhà quản trị sẽ sử dụng đình công, trì hoãn, và gây chướng ngại để cản trở đất nước khỏi bị bóc lột. Hàng giáo phẩm sẽ tiếp tục rao giảng về bổn phận phải từ chối hỗ trợ các nhà độc tài.

    Mục tiêu chính yếu thứ hai của phòng vệ dài hạn là bảo vệ sự tự quản của những cơ chế của xã hội. Khi một sự thành công nhanh chóng của công cuộc đối kháng chống đảo chánh chưa xảy ra, thì những nhà độc tài mới có thể cố kiểm soát và làm im tiếng các cơ chế của xã hội. Những nỗ lực này thường đặc biệt tập trung vào những cơ chế đã từng liên hệ đến cuộc đấu tranh phòng vệ trước đây, như là các toà án, trường học, các nghiệp đoàn, các nhóm văn hoá, các hội chuyên gia, các tổ chức tôn giáo, và các tổ chức khác tương tự như thế.  Nếu sự kiểm soát những tổ chức như thế thành công, thì khả năng đối kháng trong tương lai của xã hội sẽ bị làm cho yếu đi hơn nữa. Do đó, cuộc đấu tranh dân chủ dài hạn phải cứng rắn chống lại bất cứ những nỗ lực nào của kẻ xâm chiếm muốn kiểm soát các cơ chế của xã hội. Những cơ chế như thế không những chỉ là những cứ điểm cho đối kháng. Chúng còn là những tổ chức đối kháng hiện hữu và tiềm năng có thể tranh đấu để bảo vệ xã hội khỏi tay các nhà độc tài và phục hồi hệ thống chính trị hợp pháp.

    Chiến lược đối kháng có chọn lọc được nêu lên ở đây chỉ để cho thấy là sự thất bại tiên khởi của việc đánh bại đảo chánh không khẩn thiết phải dẫn đưa xã hội vào sự u tối của một nền độc tài dài hạn. Tuy nhiên, sự phòng vệ chính yếu trong việc chống đảo chánh nên nhắm chặn đứng sự tiếm quyền một cách toàn vẹn và nhanh chóng, trước khi những người làm đảo chánh củng cố sự kiểm soát của họ.    

Đánh sập đảo chánh

    Tuy thế, một cuộc phòng vệ dài hạn chống lại một nền độc tài đã ổn định có thể không cần đến. Cuộc đấu tranh phòng vệ tiên khởi chống đảo chánh có thể đã thành công. Nếu những người phòng vệ dân sự duy trì được kỉ luật và kiên trì trong sự thách thức và bất hợp tác của họ dù bị đàn áp, và nếu họ kết nạp được đa phần dân chúng, thì động lực của những người làm đảo chánh muốn tranh thủ các mục đích của họ có thể bị gây khó khăn và sau cùng là bị chặn đứng lại.

    Sự đối kháng của một dân tộc được chuẩn bị và các cơ chế của họ rốt cuộc tỏ ra là quá mạnh đối với những nhà lãnh đạo đảo chánh. Những mục tiêu của họ có thể bị phủ nhận. Nỗ lực thiết lập sự kiểm soát đối với xã hội có thể đã thất bại. Vụ đảo chánh hụt có thể đã đặt những người làm đảo chánh vào một cái tổ của những con ong bắp cày chính trị. Con số những người phòng vệ cương quyết, bất hợp tác, và bất tuân lệnh có thể tăng trưởng đều đều. Có thể đã rõ ràng là những người phòng vệ thách thức đang tiến đến thành công, một chiến thắng được tô điểm bằng sức sống mới và sự vững bền.

    Cần phải hết sức cẩn thận trong việc chuyển đổi trở lại hệ thống hợp hiến, nhất là nếu những nhà lãnh đạo chính trị trước kia đã bị những người làm đảo chánh giết. Nơi nào có thể được thì những người lãnh đạo được chọn lựa một cách hợp hiến cần phải được hoàn chức và hiến pháp và luật lệ trước đó cần phải được áp dụng, sẽ được tu chính trong tương lai ở những chỗ nào thích hợp. Cần phải có những bước bắt đầu càng sớm càng tốt sửa đổi bất cứ những vấn đề và những kêu ca chính đáng nào đã đưa dân chúng đến chỗ hỗ trợ cuộc đảo chánh. Xã hội và chính phủ cũng sẽ tốt đẹp khi cẩn trọng xét định việc làm thế nào để cải tiến những phẩm chất dân chủ của chính quyền. 

Làm nhụt chí những cuộc đảo chánh 

    Một khả năng phòng vệ được chuẩn bị đàng hoàng chống lại những cuộc đảo chánh có thể tạo nên một sự nản lòng kinh khủng nơi những người muốn làm đảo chánh. Khi biết được là xã hội đã có phòng vệ chống đảo chánh có chuẩn bị hẳn hoi, thì những người muốn làm đảo chánh — thấy trước được là, trong hoàn cảnh tốt đẹp nhất, sẽ có một cuộc đấu tranh cam go; và, trong hoàn cảnh tệ hại nhất, một sự thất bại ê chề — rất có thể ngay cả không bao giờ còn muốn làm đảo chánh nữa.

    Nếu những người muốn làm đảo chánh hay ngay cả những nhà lãnh đạo chính quyền hiện tại biết là nếu họ không tuân thủ những giới hạn hiến định về quyền hành của họ, thì ý chí dân chủ của xã hội sẽ được khẳng quyết bởi thách thức chính trị và bất hợp tác, lúc bấy giờ họ có thể đành phải quyết định nằm trong vai trò thích hợp của họ mà hiến pháp đã quy định.

    Khả năng làm nản chí này hoàn toàn tuỳ thuộc vào khả năng khả tín của việc xúc tiến đối kháng chống lại đảo chánh. Vì vậy, phương thức duy nhất để chuẩn bị cho việc làm nản chí những vụ tiếm quyền trong nước là đặt nền móng cho việc bất hợp tác mạnh mẽ và thách thức chống lại những cuộc tấn công như thế.

    Cũng như trong phòng vệ quân sự, không có khả năng ngăn cản nào được bảo đảm là sẽ thành công. Những cuộc tấn công có thể dù sao cũng xảy ra. Nếu người ta vẫn cố thực hiện đảo chánh mặc dù đã có rất nhiều chuẩn bị đối kháng, thì loại phòng vệ này có thể đánh bại cuộc đảo chánh một cách hữu hiệu và có tiềm năng là sẽ rất nhanh chóng, và phục hồi chính quyền hiến định mà không có nguy hiểm nội chiến.

Thúc đẩy phòng vệ chống đảo chánh 

    Bước đầu tiến đến chánh sách này phải là sự phổ biến sâu rộng trong xã hội quan niệm phòng vệ chống đảo chánh và sự khai phá những hình thái đối kháng mạnh mẽ nhất trong việc phòng vệ chống lại những vụ tiếm quyền. Một chương trình thông tin và giáo dục có thể được khởi xướng bởi những cá nhân hay các tổ chức ngay cả khi quan niệm này vẫn còn rất mới mẻ. Những bài viết, các phúc trình báo chí, những buổi mít tinh công cộng, các nhóm thảo luận, đài phát thanh, truyền hình, những buổi hội luận có thuyết trình đoàn, những thuyết trình viên cho các tổ chức, những tập sách nhỏ, sách, nằm trong số những phương tiện truyền thông và giáo dục có thể sử dụng được. Quen thuộc với quan niệm đảo chánh có thể bị kháng cự một cách thành công bằng bất bạo động và thách thức là một tiền điều kiện để cho những cơ chế dân sự chính yếu của xã hội cần có sự cân nhắc cẩn trọng và sự ủng hộ công cuộc phòng vệ, và cho những chuẩn bị có tổ chức cho việc phòng vệ này.

    Dĩ nhiên là sự cân nhắc, sự chấp thuận, và sự thực thi công cuộc phòng vệ chống đảo chánh này không nên chờ đợi sự hỗ trợ của những bè nhóm dự tính sẽ xúc tiến đảo chánh. Tuy nhiên, chánh sách chống đảo chánh sẽ được tăng sức mạnh nếu nhận được sự cân nhắc, ủng hộ, và tham gia “xuyên đảng phái.” Một phương thức xuyên đảng phái thường sẽ nhắm vào việc hội nhập những người và những nhóm có những niềm tin và những ý kiến chính trị khác nhau trong việc hỗ trợ việc thiết lập, chấp thuận, và thực thi chánh sách chống đảo chánh. Xét rằng có sự xét định khác nhau và rộng rãi như thế thì sự hỗ trợ của hầu hết dân chúng đối với chánh sách chống đảo chánh sẽ có khuynh hướng mạnh mẽ hơn và thống nhất hơn.

Chấp thuận công cuộc phòng vệ chống đảo chánh

    Có ba cách chính mà theo đó có thể chấp thuận khả năng phòng vệ chống đảo chánh: (1) bằng cách phổ biến rộng rãi kiến thức và sự hiểu biết về đại chiến lược và những hình thái đại cương về đối kháng chống đảo chánh trong khắp mọi tầng lớp xã hội, như vừa mới được thảo luận; (2) bằng cách tổ chức những cơ chế của xã hội dân sự để những cơ chế này được chuẩn bị để đối phó và kháng cự lại một cuộc tấn công như thế; (3) bằng cách tạo những thay đổi về hiến pháp và luật pháp và thực hiện những nỗ lực về tổ chức trong cơ cấu chính quyền để không bị lọt vào tay của những người làm đảo chánh. Lí tưởng là cả ba phương cách này nên được tuần tự áp dụng hay áp dụng theo một hỗn hợp nào đó, tuỳ thuộc vào cách nào có thể thực hiện được và khả thi hơn cả trong thời điểm của hoàn cảnh nào đó. Tuy nhiên, có thể bắt đầu tiến trình giáo dục và cân nhắc mà không cần phải chắc chắn về cách thức chấp thuận và thực hiện cuối cùng phải là như thế nào.

Những chuẩn bị của các cơ chế dân sự

    Mặc dù nhiều chính quyền dân chủ tỏ ra mong manh, nhưng không phải tất cả mọi nhà lãnh đạo đều thấy chuẩn bị cho công cuộc phòng vệ chống đảo chánh là một điều đáng làm hay là khả thi. Khả năng phòng vệ chống lại những cuộc đảo chánh dù sao cũng quan trọng, và cần phải được khai triển. Ở nơi nào mà chính quyền vì bất cứ lí do gì đã không giành lấy sáng kiến thiết định một chính sách phòng vệ chống đảo chánh, thì trong những xã hội có ít nhiều tự do dân sự, con đường được rộng mở cho chính xã hội hành động. Trong những trường hợp này thì chính những cơ chế dân sự có một vai trò trọng yếu trong việc trực tiếp chuẩn bị cho công việc phòng vệ chống đảo chánh.

    Trong nhiều hoàn cảnh, quan niệm cơ bản về phòng vệ chống đảo chánh và những nguyên tắc đối kháng có thể được phổ biến, và các chuẩn bị cho công cuộc phòng vệ có thể được khởi động bởi những cơ chế dân sự của xã hội, độc lập với mọi can dự của chính quyền.

    Những chuẩn bị này dĩ nhiên không có nghĩa là tất cả mọi người đều nghĩ rằng chính quyền hiện tại là chính quyền tốt đẹp nhất có thể có được hay là không có những giới hạn hoặc những vấn đề nghiêm trọng. Quan điểm này chỉ có nghĩa là thể chế mà những người muốn làm đảo chánh có thể áp đặt, rất có thể sẽ tệ hơn nhiều mà thôi. Chặn đứng đảo chánh áp đặt một chính quyền độc đoán hơn và đàn áp hơn lúc bấy giờ sẽ là một tiền điều kiện cho việc thực hiện những cải tiến cần phải có trong hệ thống chính trị và trong xã hội.

    Thường thường chính quyền hiện hành bị nhắm đến có những thiếu sót trắng trợn, như là thối nát lan tràn, rối loạn xã hội, như là “sự sụp đổ của luật lệ và trật tự.” Những người làm đảo chánh có thể tuyên bố một cách thành tâm hay giả dối rằng đảo chánh là cần thiết để sửa sai những tình trạng này. Lời tuyên bố như thế có thể đem lại cho họ sự ủng hộ đáng kể của quần chúng. Tuy nhiên, phòng vệ cần phải có để chống lại những cuộc đảo chánh như thế.

    Chế độ mới có thể không chấm dứt thối nát, và lời tuyên bố ủng hộ “luật pháp và trật tự” có thể được sử dụng để áp đặt một thể chế chuyên quyền và độc tài mới. Việc dùng đảo chánh để sửa sai những vấn đề như thế là một điển hình cho một tiền lệ nguy hiểm về cách làm thế nào để thay đổi một chế độ có vấn đề. Cuộc đảo chánh này trên thực tế có thể có một bước ngoặt khác hẳn, và cuộc đảo chánh tiếp theo có thể còn kinh hoàng gấp bội. Một trong số những phương thuốc cứu chữa khác có thể có được bao gồm những chiến dịch có chủ đích được vạch ra cẩn thận bởi những hình thái hành động có tính quy ước hay bởi những phản đối và đối kháng bất bạo động được điều động một cách thu hẹp.

    Như là một kĩ thuật thay đổi chính trị phản dân chủ, những vụ đảo chánh nội tại thường nguy hiểm ngay cả khi được tuyên xưng là có dự định sửa sai một vấn đề nghiêm trọng. Trong chính trị thường có những hệ quả không được dự tính trước về hành động của mình, và không phải tất cả mọi dự tính đều được công khai hoá.

    Những cơ chế và tổ chức phi chính phủ có thể phổ biến rộng rãi quan niệm thiết yếu về phòng vệ chống đảo chánh trong toàn thể xã hội qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Những cơ quan dân sự này lúc bấy giờ có thể theo từng đơn vị cá biệt hay bằng cách hợp tác với những cơ quan khác khởi xướng và thực thi một chính sách phòng vệ chống đảo chánh. Những cơ quan này có thể làm việc này bằng cách giáo dục dân chúng của họ, bằng cách lo chuẩn bị, và bằng cách bắt tay vào công việc lập kế hoạch làm thế nào để cho thành phần dân chúng của họ và xã hội có thể hành động hữu hiệu nhất để giúp đánh bại đảo chánh trong tương lai. Ví dụ, những cá nhân, các nhóm, và các cơ chế sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông, vận tải, trong các cơ sở của chính quyền, cảnh sát, trong đời sống tôn giáo, giáo dục, và trong mọi lãnh vực chính yếu khác của xã hội sẽ cần phải chuẩn bị làm sao để chặn đứng sự kiểm soát của những người làm đảo chánh cho hữu hiệu.

    Những chuẩn bị mạnh mẽ cho công cuộc phòng vệ chống đảo chánh có thể nhập chung vào với cả giáo dục lẫn việc tổ chức trong các cơ cấu của chính quyền ngay cả khi chánh sách quốc gia phòng vệ chống đảo chánh chưa được thiết lập. Trong một vài hoàn cảnh những chuẩn bị có tổ chức của các cơ chế dân sự cũng có thể lôi kéo theo những chính quyền địa phương và vùng và hợp tác với nhân viên và các nhóm trong cơ cấu chính quyền ở cấp độ toàn quốc.

    Loại chuẩn bị này cần phải tập trung khá nhiều vào những khía cạnh của xã hội thường là những lãnh vực ưu tiên về việc hợp pháp hoá và kiểm soát của những người làm đảo chánh. Trong số những lãnh vực có ưu tiên cao là sự kiểm soát guồng máy chính phủ (các công chức, các chuyên viên bàn giấy, và v.v…) và việc kiểm soát ngành cảnh sát và các thành phần của các lực lượng quân đội. Cũng hết sức quan trọng là báo chí, đài phát thanh, truyền hình, điện thoại, nước, nhiên liệu, và cung cấp thực phẩm. Qua những sáng kiến về giáo dục, tổ chức, kế hoạch, và các chuẩn bị, những kế hoạch cho toàn quốc nhằm chặn đứng những cuộc đảo chánh tương lai có thể được soạn thảo phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Một chính sách phòng vệ như thế có thể làm cho mạnh được mà ngay cả không cần đến sáng kiến của chính quyền.

    Nếu những cơ chế như thế mạnh và đại diện được cho nhiều thành phần khác nhau của xã hội thì họ có thể chuẩn bị và xúc tiến một cuộc phòng vệ chống đảo chánh mạnh đủ để có thể đánh bại được một cuộc tấn công như thế, ngay cả khi chính chính quyền không tham dự vào công việc tổ chức cuộc phòng vệ này.

Những chuẩn bị do chính quyền khởi động

    Nơi nào mà xã hội có được một mức độ dân chủ khá cao, hay là ít nhất những nhà lãnh đạo ước mong là xã hội diễn tiến trong hoà bình mà không bị những thay đổi đột ngột gây ra bởi những cuộc đảo chánh, thì chính quyền có thể thiết lập những chính sách phòng vệ chống đảo chánh. Các cơ quan lập pháp và những bộ phận khác của chính quyền có thể đưa ra những biện pháp để chuẩn bị hữu hiệu chống lại những cuộc đảo chánh trong tương lai. Những biện pháp này có thể được hỗ trợ bởi những thay đổi về hiến pháp, về pháp lí, và về tổ chức nhằm ngăn chặn những người làm đảo chánh giành quyền kiểm soát chính quyền và xã hội.

    Ví dụ, vào năm 1991 Thái Lan chấp thuận một hiến pháp có một bước tiến quan trọng theo chiều hướng này. Điều khoản 65 xác định là:

Con người phải có quyền kháng cự lại một cách hoà bình bất cứ hành vi nào được thực hiện nhằm thủ đắc quyền cai trị đất nước bằng một phương tiện không phù hợp với những thể thức được cung ứng trong Hiến pháp này3.

    Dĩ nhiên là một điều khoản hiến pháp như thế có một ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, muốn được hữu hiệu thì điều khoản này cần phải có thêm những luật lệ để thực thi nguyên tắc này, và cả những chuẩn bị của chính phủ cũng như phi chính phủ mới làm cho bất hợp tác mạnh đủ để thành công.

    Nơi nào có thể thực hiện được, thì sự tham dự của chính quyền vào công việc phổ biến quan niệm về phòng vệ chống những cuộc đảo chánh, và về những chuẩn bị cho một cuộc phòng vệ mãnh liệt có thể đem lại những thuận lợi quan trọng. Thuận lợi quan trọng nhất hiển nhiên là sự chuẩn bị trực tiếp của bộ máy chính quyền chống lại sự chiếm đoạt. Hệ thống bàn giấy, công chức, các bộ, các nha sở hành chánh, cảnh sát, các lực lượng quân đội có thể được huấn luyện để kháng cự mạnh mẽ. Các trách vụ và hướng dẫn cụ thể cho công việc đối kháng chống đảo chánh thường sẽ được vạch ra cho và bởi công chức, nhân viên truyền thông đại chúng, các điều hành viên truyền thông, cảnh sát, các lực lượng quân đội, và nhân viên chính quyền ở các cấp, địa phương, vùng, và tỉnh lị. Nếu những bộ phận này của guồng máy nhà nước có thể giữ được không cho những người làm đảo chánh sử dụng, thì công cuộc phòng vệ sẽ rộng lớn hơn và mạnh hơn là nếu không làm được như vậy. Hơn nữa, cuộc đấu tranh sẽ có khuynh hướng ngắn hơn và ít tổn thất hơn. 

Lập pháp và những kế hoạch khác để huy động phòng vệ

    Các chuẩn bị của chính quyền có thể đòi hỏi thiết lập luật pháp mới và thực thi những điều luật này. Trong số những bước cần phải có là: (Để có một cuộc thảo luận đầy đủ hơn về các chuẩn bị của chính quyền, y/c xem Phụ lục Một. Muốn có một cuộc thảo luận về các chuẩn bị của những cơ chế dân sự, y/c xem Phụ lục Hai.)     

  • Một tu chính hiến pháp có thể được chấp thuận cho phép người dân cái quyền và trách nhiệm kháng cự lại một cuộc đảo chánh và khước từ không cho người dân có quyền công nhận một cuộc đảo chánh là hợp pháp.
  • Luật pháp có thể được ban hành bắt buộc các lực lượng cảnh sát và quân đội từ chối tham gia vào hoặc hỗ trợ một cuộc đảo chánh.
  • Luật pháp có thể được ban hành bắt buộc tất cả mọi nhân viên thuộc các ngành truyền thông, các phương tiện truyền thông đại chúng, và vận tải kháng cự lại sự kiểm duyệt của những người làm đảo chánh và từ chối hợp tác với, hay chuyển đạt lệnh từ, những người lãnh đạo đảo chánh.
  • Luật pháp có thể được ban hành bắt buộc tất cả công chúng và các cơ chế tài chánh tư nhân khước từ mọi liên hệ tài chánh với những người làm đảo chánh.
  • Chính quyền hợp hiến có thể thông báo trước khi khủng hoảng xảy ra cho tất cả mọi cơ quan, tổ chức, và chính quyền quốc tế mà chính quyền này có quan hệ, rằng trong trường hợp có một cuộc đảo chánh thì những cơ quan này vẫn phải công nhận chính quyền hợp hiến và khước từ mọi quan hệ với những người làm đảo chánh.
  • Trong trường hợp có đảo chánh, thì những cá nhân và các cơ quan thuộc chính quyền có thể kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo tinh thần tố cáo cuộc tấn công và cảnh báo rõ ràng cho người theo họ là nên từ chối hợp tác với đảo chánh.
  • Chính quyền hợp hiến có thể lập những kế hoạch cho việc tiếp nối lãnh đạo dự phòng trường hợp những công thự quan trọng của chính quyền bị chiếm cứ hay những giới chức của chính quyền bị bắt bớ hoặc bị hành quyết.
  • Cơ quan lập pháp phải soạn thảo những kế hoạch làm thế nào để cho chính quyền hợp pháp có thể nắm quyền kiểm soát quốc gia trở lại một khi đảo chánh sụp đổ.
  • Lập pháp có thể kêu gọi các tổ chức và những cơ chế giáo dục thiết lập và thực thi những chương trình nhằm giáo dục dân chúng về quyền và bổn phận của họ trong việc khước từ hợp tác với mưu đồ đảo chánh.

    Trong tất cả mọi công việc chuẩn bị này, cần phải làm rõ là bản chất của đối kháng chống đảo chánh là bất bạo động và không ai được có những hành vi bạo động chống lại những đồng bào khác đang hỗ trợ đảo chánh một cách bất hợp pháp. Cũng cần phải làm rõ đâu là những hình phạt dành cho những cá nhân phạm lỗi khởi động hoặc hợp tác với đảo chánh.

Các loại chuẩn bị khác

    Ngoài việc chuẩn bị và phân phối các hướng dẫn tổng quát về đối kháng chống đảo chánh, còn nhiều loại chuẩn bị phòng vệ khác có thể thực hiện được. Ví dụ như thao diễn huấn luyện có thể được tổ chức mà theo đó những cuộc đảo chánh giả tưởng bị thách thức bởi đối kháng dân sự được sắp xếp sẵn. Những cuộc thao diễn này có thể tổ chức tại những khu cư trú, tại các văn phòng hay công xưởng, trong các thành phố, tỉnh lị, và khắp nơi trên toàn cõi đất nước.

    Những chuẩn bị kĩ thuật thường cũng cần thiết cho loại phòng vệ chống đảo chánh này. Đòi hỏi cần phải có cung cấp đủ loại và dụng cụ sau khi những người làm đảo chánh đã chiếm cứ các trung tâm then chốt và giành các trụ sở báo chí, các đài phát thanh và truyền hình đã được thiết lập từ lâu. Những cụ bị in ấn và các trang bị phát sóng cho báo chí chui, các truyền đơn đối kháng, đài phát thanh bí mật có thể được bảo toàn và cất dấu để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Cần phải có những sắp xếp trước để đặt những đài phát sóng, các trung tâm truyền tin, hay các cơ sở ấn loát, tại lãnh thổ của một quốc gia bạn hỗ trợ.

Những hệ quả của việc phòng vệ chống đảo chánh

    Mục tiêu của chánh sách phòng vệ chống đảo chánh này là bảo toàn chính quyền hợp hiến bằng cách chặn đứng sự áp đặt một chính quyền có thể tồn tại được bởi những người làm đảo chánh, bằng cách làm cho xã hội bị tấn công không thể cai trị được bởi những kẻ tấn công, và bằng cách làm cho dân chúng có khả năng duy trì sự kiểm soát và tự quản lí lấy xã hội của mình ngay cả khi đang bị tấn công. Trách nhiệm của công việc bảo toàn chính quyền hợp hiến này thuộc về tất cả mọi thành viên của xã hội. Chính họ là những người bảo toàn và bành trướng các tự do của họ và tiếp tục cải tiến xã hội của mình theo những nguyên tắc được yêu chuộng của quốc gia.

    Chánh sách phòng vệ chống đảo chánh thường có những phẩm chất tích cực chính yếu. Đó là một chánh sách dựa vào người dân, chứ không phải dựa vào bom và đạn, dựa vào những thể chế của con người, chứ không phải dựa vào kĩ thuật quân sự. Đó là một chính sách có thể phục vụ tự do thay vì đe doạ nội chiến hay chịu khuất phục trước một nền độc tài mới. Đã từng được thiết lập và thực hành rộng rãi trên khắp thế giới, chánh sách này sẽ đem lại một đóng góp quan trọng trong việc dẹp bỏ đảo chánh như là một vấn đề chính trị trọng yếu. Chánh sách này sẽ giới hạn sự trỗi dậy của những nền độc tài, giảm thiểu sự thịnh hành của chuyên chế trên toàn cầu.

    Chánh sách này là một sự phòng vệ đầy sáng tạo dựa trên sức mạnh của nhân dân để trở thành, và để bảo tồn mình là, chủ nhân ông của số mệnh của chính mình, ngay cả trong những cơn khủng hoảng trầm trọng. Những hệ quả của chánh sách này có thể thật sâu đậm.

_____________________________________________

 

CƯỚC CHÚ

1Xem Gene Sharp, The Politics of Nonviolent Action [Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động], tt.586-650.

2Xem Gene Sharp, From Dictatorship to Democracy: A Conceptual Framework for Liberation [Từ Độc Tài đến Dân Chủ: Một Khuôn Khổ Ý Niệm cho Giải Phóng] Bangkok: Uỷ Ban Phục Hồi Dân Chủ tại Miến Điện, 1993 và Boston: Viện Albert Einstein, 2002.  

3Hiến pháp của Vương quốc Thái Lan. Một bản dịch ra tiếng Anh đúng đã được chứng nhận được sử dụng và có thể tìm thấy ở : www.krisdika.go.th/law/text/lawpub/e11102540/text.htm

 

PHỤ LỤC MỘT

 

LẬP PHÁP VÀ CÁC CHUẨN BỊ KHÁC
CỦA CHÍNH QUYỀN CHO CÔNG CUỘC PHÒNG VỆ CHỐNG ĐẢO CHÁNH

    Các chuẩn bị quan trọng có thể được thực hiện bởi chính quyền để ngăn cản và đánh bại các cuộc đảo chánh. Các chuẩn bị này có thể đòi hỏi việc làm luật mới và việc thực thi những điều khoản của luật pháp mới này. Trong mọi công việc lập pháp này và những tuyên bố về các trách nhiệm và bổn phận, cần phải được làm rõ là không ai được có những hành vi bạo động chống lại những đồng bào mình đang hành động bất hợp pháp. Những biện pháp pháp lí và các thủ tục sau đây được đề nghị trong mục đích này.

  1. Cần phải chấp thuận một điều khoản hiến pháp là không một người dân nào dù ở bất cứ tư thế, vai trò, hay địa vị nào trong xã hội mà được quyền chấp nhận một người hay một nhóm người nào đó đã từng xúc tiến một cuộc đảo chánh là một chính quyền hợp pháp.

    Ngược lại, tất cả mọi công dân không loại trừ ai đều có bổn phận hiến định phải khước từ tính hợp pháp cho bất cứ nhóm đảo chánh nào và phải từ chối mọi hợp tác với những người này và mọi tuân phục đối với họ. Công dân sẽ kiên quyết tiếp tục các phận sự thông thường của họ và giúp đáp ứng các nhu cầu con người của đồng bào mình trong lúc thách thức những người làm đảo chánh.

  1. Những luật cụ thể cần phải được ban hành để thiết lập những trách vụ pháp lí cho tất cả các nhân viên chính quyền, công chức, ở các cấp, quốc gia, cấp vùng, và cấp địa phương của chính quyền, phải khước từ hỗ trợ những cuộc đảo chánh. Trách vụ pháp lí của họ sẽ là kiên quyết điều hành công việc của mình đúng theo những thủ tục và chánh sách hiến định và pháp định mà thôi. Họ cũng bị ràng buộc bởi pháp lí phải khước từ mọi hợp tác với và tuân phục bất cứ nhóm tiếm quyền nào. Việc khước từ này tập trung vào việc từ chối mọi hỗ trợ hành chánh cho những người làm đảo chánh thi hành những mệnh lệnh bất hợp pháp và các mục tiêu của họ.
  1. Những luật cụ thể cần phải được ban hành để thực thi điều khoản mới của hiến pháp bắt buộc mọi thành viên của các lực lượng cảnh sát và mọi thành viên của các lực lượng quân đội có nhiệm vụ pháp lí phải thề trung thành không những chỉ với chính quyền hợp hiến mà thôi, mà còn phải nguyện – có lẽ là khi thề gia nhập lực lượng – là sẽ từ chối tham dự vào bất cứ âm mưu nào tổ chức hoặc xúc tiến một cuộc đảo chánh. Trong trường hợp sau này có mưu đồ đảo chánh, thì những người này có bổn phận phải từ chối tuân lệnh, phục vụ, hoặc hợp tác với bất cứ nhóm nào đã có mưu đồ cướp guồng máy chính quyền.

    Cảnh sát thuộc mọi cấp và các thành viên thuộc hệ thống tư pháp cần phải được bắt buộc tiếp tục áp dụng các luật, các chánh sách, và các thủ tục đã được thiết lập trước kia mà thôi. Họ không được để ý đến những chánh sách, các tuyên cáo, những mệnh lệnh nhận được hay được công bố bởi những người đã mưu đồ cướp chính quyền một cách bất hợp pháp. Cụ thể là họ có thể cảnh báo cho những người hay những nhóm người có thể bị bắt, và họ phải từ chối phát hiện và bắt bớ những người đối kháng yêu nước đang thách thức những người làm đảo chánh, bằng những hành động cá nhân hoặc bằng đối kháng nhóm và những cuộc biểu tình.

    Đôi khi sự đối kháng này của cảnh sát có thể rõ ràng công khai và có lúc thì cảnh sát có thể giả vờ tuân lệnh những người làm đảo chánh nhưng thực sự thì không làm như vậy. Ví dụ, họ có thể phúc trình là họ không thể phát hiện và bắt được những người cần bắt. Cảnh sát không được phép trở thành công cụ đàn áp của những kẻ tiếm quyền.

  1. Ngoài việc kháng cự lại những người làm đảo chánh, cảnh sát, ở nơi nào có thể thực hiện được, phải có trách vụ năng động hỗ trợ công cuộc đối kháng. Ví dụ, trong những phong trào đối kháng trong quá khứ đã từng xảy ra, việc cảnh sát chuyên chở những cụ bị của báo chí đối kháng và những tài liệu khác trong xe cảnh sát đến những khu vực khác trong thành phố hoặc những vùng mà dân chúng cần.
  1. Binh sĩ và những thành viên khác trong các lực lượng quân đội không được phép để mình trở thành công cụ đàn áp phục vụ những người đã mưu tính thay thế chính quyền hợp hiến. Sự bất hợp tác và bất tuân của họ rất khó khăn khi cuộc đảo chánh được xúc tiến bởi những sĩ quan của các lực lượng quân đội, so với việc một phe nhóm chính trị muốn có sự đồng tình của những lực lượng quân đội trong việc áp đặt sự thống trị bất hợp pháp của họ lên chính quyền và xã hội.

    Cũng giống như những giải pháp dành cho cảnh sát, binh lính chống lại cuộc đảo chánh trong hoàn cảnh khó khăn này có thể có một trong số những hành động, mà không có hành động nào phục vụ những người tiếm quyền cả. Họ có thể, chẳng hạn, rất hiền hoà khi đối diện với những người biểu tình trên đường phố, hay là, khi được lệnh bắn vào những người biểu tình, thì họ có thể bắn cao quá đầu những người biểu tình để khỏi gây thương tích cho ai cả. Họ cũng có thể tìm cách khuyến khích đơn vị quân đội của mình công khai thách thức những kẻ tiếm quyền, hoặc, không dùng đến những vũ khí quân sự của mình, binh lính có thể dấn thân vào những hành động phản đối và thách thức hết sức nguy hiểm chống lại những người làm đảo chánh.

    Đối kháng công khai bởi cả cảnh sát lẫn quân đội có thể tối nguy hiểm vì hình phạt cho bất tuân và nổi loạn thường là hành quyết. Vì vậy, những phương cách ít hiển nhiên hơn cho việc khước từ tuân phục và hỗ trợ cho những kẻ tiếm quyền đáng được tra cứu và áp dụng.

  1. Những luật cụ thể cần phải được ban hành để làm thành một trách vụ pháp lí cho mọi người và mọi tổ chức làm việc về truyền thông phải kiên quyết chỉ trung thành với chính quyền hợp pháp mà thôi. Điều này có nghĩa là trong trường hợp có đảo chánh thì họ bị ràng buộc bởi pháp lí bắt buộc họ phải từ chối khuất phục trước ý đồ của những người làm đảo chánh muốn áp đặt kiểm duyệt, từ chối phát hành các tuyên cáo và mệnh lệnh của những người làm đảo chánh, và từ chối phục tòng bất cứ những mệnh lệnh bất hợp pháp nào của những người làm đảo chánh.

    Trong trường hợp truyền thông thường lệ, thì các cơ sở ấn loát và phát sóng bị làm cho không còn sử dụng cho các sinh hoạt thông thường được nữa và không để bị sử dụng nhân danh chính quyền hợp pháp chỉ vì đó là kết quả của những hành động đàn áp của những người làm đảo chánh; những người trong những ngành này, cũng như các công dân khác, có bổn phận phải tạo ra những phương tiện truyền thông mới trong dân chúng ngoài vòng kiểm soát của những kẻ tiếm quyền.

  1. Tất cả mọi người và mọi nhóm làm việc ở bất cứ cấp chính quyền nào đều phải, trong trường hợp có đảo chánh, tiếp tục, càng lâu càng tốt, áp dụng những chánh sách và thủ tục đã được thiết lập và phải tảng lờ bất cứ chánh sách, mệnh lệnh, và huấn thị nào do những kẻ tiếm quyền đưa ra.

    Trong những hoàn cảnh thường có lẽ là tiên khởi, những nhân viên chính quyền có thể cứ tiếp tục việc thách thức này ngay tại nơi làm việc thường xuyên của mình. Nếu không còn chịu đựng nổi được đàn áp tung ra chống lại họ tại chỗ làm, thì những người này hay nhóm người này có thể đình công hay ngay cả biến mất. Guồng máy chính quyền không được phép trở thành công cụ của những kẻ tiếm quyền sử dụng để kiểm soát xã hội như là một tổng thể.

  1. Những luật cụ thể phải được ban hành để làm thành một trách vụ pháp lí cho tất cả mọi người và mọi tổ chức làm việc trong ngành vận tải phải khước từ tất cả mọi mệnh lệnh từ những kẻ tiếm quyền và làm cho hệ thống không thể sử dụng được bởi những người làm đảo chánh và thay vì làm như vậy thì phải sử dụng hệ thống này để hỗ trợ công cuộc đối kháng.
  1. Những luật cụ thể phải được ban hành để làm thành một trách vụ pháp lí cho tất cả mọi cơ quan chính quyền và tài chánh tư nhân, mọi ngân hàng, mọi cơ sở thương mại, và mọi cơ sở tài chánh khác, và mọi nghiệp đoàn lao động và những tổ chức tương tự, phải khước từ bất cứ mọi liên hệ tài chánh với những người làm đảo chánh.
  1. Rất lâu trước khi có mưu đồ đảo chánh thì chính quyền nên liên lạc với tất cả những chính phủ mà chính quyền đã có liên lạc ngoại giao, và với tất cả các tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hiệp Quốc, rằng các cơ quan này được yêu cầu khước từ mọi liên hệ chính trị bình thường hoặc kinh tế với những kẻ tiếm quyền có thể có trong tương lai và chỉ nên công nhận chính quyền hợp hiến mà thôi.
  1. Cơ quan lập pháp và các bộ trong chính quyền và các nha sở phải thiết kế đủ loại kế hoạch phòng hờ để có thể tiếp tục sự lãnh đạo hợp pháp dự trù trường hợp những người làm đảo chánh chiếm cứ các công thự của chính quyền, bỏ tù hoặc hành quyết các giới chức và các đại biểu chính phủ, hay là có những hành động đàn áp tương tự.
  1. Cơ quan lập pháp phải chuẩn bị trước những kế hoạch chính xác làm thế nào để chính quyền hợp hiến phải trở lại những sinh hoạt bình thường được ngay khi mưu đồ đảo chánh sụp đổ. Không có một nhóm tiếm quyền nào khác được phép áp đặt nền cai trị của mình một các phi dân chủ trong giai đoạn chuyển tiếp. Trong trường hợp có tổn thất về nhân mạng của những giới chức trước đây trong thời gian cuộc đảo chánh và đối kháng chống đảo chánh, thì cần phải có những điều khoản làm thế nào để có những người khác đảm trách một cách hợp pháp những chức vụ hợp hiện đang trống.
  1. Cơ quan lập pháp, trước khi có một mưu đồ đảo chánh xảy ra, phải thúc giục và hỗ trợ tất cả mọi cơ chế độc lập, mọi tổ chức, hiệp hội, và tất cả những cơ sở giáo dục của quốc gia tham gia vào công việc giáo dục cho các thành viên của họ và cho nhân dân nói chung về bổn phận yêu nước đúng đắn của họ trong việc phủ nhận những kẻ tiếm quyền và thực hành bất hợp tác và thách thức chống lại bất cứ mưu đồ đảo chánh nào.
  1. Lập pháp còn có thể ban hành luật khước từ không cho những người tham gia đảo chánh có được bất cứ lợi lộc tài chánh lâu bền nào do những hoạt động bất hợp pháp của họ đem lại. Những người này cũng có thể bị cấm không được làm việc hay giữ một chức vụ nào trong chính quyền tương lai.
  1. Lập pháp cũng có thể xét định những hình phạt nào khác nên đưa vào luật về tội khởi xướng và hợp tác với đảo chánh. Những điều khoản này cần phải xét đến nhu cầu khuyến khích những người sớm ủng hộ đảo chánh đổi hướng hành động và theo nhóm phòng vệ chống lại đảo chánh.

PHỤ LỤC HAI

CÁC CHUẨN BỊ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ
CHO VIỆC PHÒNG VỆ CHỐNG ĐẢO CHÁNH

    Có lẽ sẽ ít có mưu đồ đảo chánh hơn và đảo chánh có lẽ sẽ bị đánh bại nếu các cơ chế của xã hội dân sự được chuẩn bị và có khả năng kháng cự lại bất cứ mưu đồ nào muốn cướp chính quyền.

    Việc phòng vệ này thường được chuẩn bị và xúc tiến bởi các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ, những cơ sở giáo dục, các tổ chức kinh tế, các cơ quan truyền thông và vận tải, các tổ chức và cơ chế tôn giáo, và các cơ quan khác nữa.

    Hành động đối kháng bởi xã hội dân sự này có thể được xúc tiến hoặc để hỗ trợ những biện pháp phòng vệ do chính quyền thiết kế, hoặc, trong trường hợp không có những biện pháp này, thì có thể được xúc tiến một cách độc lập và trực tiếp theo sáng kiến của người dân.

    Trong cả hai trường hợp, những chuẩn bị trước cho việc đối kháng chống đảo chánh bởi những cơ chế độc lập của xã hội sẽ có khuynh hướng làm cho bất kì những kẻ mưu đồ đảo chánh nào cũng phải suy đi nghĩ lại trước khi thực hiện một cuộc tấn công như thế. Nếu dù sao họ vẫn thực hiện cuộc đảo chánh, thì những chuẩn bị này sẽ gia tăng sức mạnh của công cuộc phòng vệ chống đảo chánh.

    Các chuẩn bị này và công cuộc đối kháng có thể được gọn gàng thâu tóm lại thành năm loại hoạt động: (1) giáo dục công chúng, (2) các phương tiện truyền thông đại chúng, (3) các tổ chức chính trị, (4) các cơ chế tôn giáo, và (5) các nhóm và cơ chế đặc biệt.

  1. Giáo dục quần chúng

    Công tác của các cơ quan phi chính phủ này thường bao gồm việc giáo dục những thành viên của họ và dân chúng nói chung về những phương tiện hữu hiệu để khước từ bất cứ những kẻ tiếm quyền bất hợp pháp nào và về việc làm thế nào để xúc tiến việc bất hợp tác một cách rộng rãi và thách thức những nỗ lực cai trị của những người làm đảo chánh. Mục đích là làm cho những sự kiểm soát bất hợp pháp và việc cai trị không thể thực hiện được.

    Trong khi mà mọi cơ chế của xã hội dân sự đều nên tham gia vào công việc giáo dục các thành viên của mình, thì có một số cơ chế thường đặc biệt thích hợp cho việc đi đến với quần chúng. Những cơ chế này bao gồm hệ thống giáo dục chính thức và các ngành khác nhau về truyền thông đại chúng, như là các nhật báo, báo định kì, truyền thanh, truyền hình, mạng lưới điện tử, và chiếu bóng. Nội dung chính trị của những biện pháp giáo dục quần chúng như thế thường bao gồm cả (1) sự quan trọng về việc khước từ tính hợp pháp cho bất cứ những người làm đảo chánh nào, lẫn (2) sự quan trọng về việc bất hợp tác và thách thức nhằm làm cho những người này không thể thiết lập và duy trì được nền cai trị bất hợp pháp của họ. Cộng thêm vào với những chỉ dẫn rõ ràng về cách làm thế nào để kháng cự, người ta cũng còn có thể sử dụng các hình thức thu thập tài liệu khác nhau, các kịch bản dưới hình thức phim ảnh về những trường hợp đối kháng chống đảo chánh đã xảy ra trước đây. Thông tin về những hậu quả của sự thất bại trong việc chống lại đảo chánh tại các nước khác cũng có thể quan trọng.

    Công chúng sẽ cần phải được thông tin về những đặc tính của đấu tranh bất bạo động, bao gồm nhiều phương pháp đấu tranh, và cách thức đấu tranh vận hành trong những cuộc xung đột. Có lúc công khai xuống đường có thể hữu ích cho việc biểu lộ sự chống đối đối với một cuộc cướp chính quyền bất hợp pháp. Tuy nhiên, vào những lúc khác hành động như là tuần hành giữa đường phố tiến thẳng vào trước họng súng của quân đội của những người làm đảo chánh có thể là không khôn ngoan chút nào cả. Hành động như thế không những chỉ có thể đem lại những tổn thất lớn lao mà còn gây khiếp sợ trong quần chúng, và do đó đưa đến khuất phục.

    Bởi vì những hoàn cảnh này mà công chúng phải được thông tin, khá lâu trước khi cơn khủng hoảng xảy ra, về các hình thái phản đối và thách thức khác, hiển nhiên là ít nguy hiểm hơn nhưng chứng tỏ sự chống đối của quần chúng một cách rõ ràng không thể nhầm lẫn được. Ví dụ, đám đông của dân chúng đô thị chỉ cần trụ tại gia trong những khoảng thời gian nhất định, ở tại nhà mình, ở tại trường học, hoặc ở tại các trụ sở khác, thì đường phố phần lớn sẽ trống trơn, và do đó sẽ không thích hợp cho những giàn hoả lực nhằm giết chết và làm cho những người đối kháng lo sợ. Tuy nhiên, những con đường phố trống trơn sẽ chuyển đạt sự chống đối khắp nơi.

  1. Các phương tiện truyền thông đại chúng

    Các thành viên của những phương tiện truyền thông đại chúng – như các nhà báo, các chủ nhiệm các nhật báo và các báo định kì, các phóng viên và giám đốc truyền thanh và truyền hình, các nghiệp đoàn ấn loát, các trợ tá trong ngành truyền thông, và những người như thế — có thể tổ chức sẵn trước công việc đối kháng chống đảo chánh. Việc này gồm có những kế hoạch kháng cự lại sự kiểm duyệt bởi những người làm đảo chánh, những kế hoạch chuyển đạt những thông điệp của chính quyền hợp hiến đến quần chúng, và những kế hoạch khước từ chuyển đạt tin tức của những người làm đảo chánh đến dân chúng.

    Thêm vào đó, các nhân viên của các cơ sở truyền thông đại chúng cần phải có những chuẩn bị sẵn trước để liên lạc dự trù trường hợp họ bị mất các trung tâm đang hoạt động hay là phải đi trốn. Nếu những người làm đảo chánh kiểm soát được guồng máy của những phương tiện truyền thông đại chúng của xã hội, thì các nghiệp đoàn in ấn, những người điều hành đài phát thanh, và những người khác có thể nói là máy móc bị hỏng và không thể thi hành các chỉ thị của những người làm đảo chánh được. Người ta cũng có thể vạch ra những kế hoạch cho báo chí in chui và cho khả năng phát thanh bí mật. Các chuẩn bị phát sóng từ những quốc gia lân cận cũng có thể được dàn xếp.

    Tất cả những hành động này sẽ giới hạn rất nhiều tính hợp pháp và sự kiểm soát mà người ta có thể đem lại cho những người lãnh đạo đảo chánh bởi vì những người lãnh đạo này sẽ không có được khả năng kiểm soát hoàn toàn thông tin mà xã hội tiếp cận được mà những người phòng vệ có khả năng phổ biến rộng rãi giữa họ với nhau và với công chúng.

  1. Các tổ chức chính trị

    Cả các đảng phái chính trị lẫn các tổ chức phi đảng phái nhắm đến xúc tiến các chương trình xã hội, kinh tế, và chính trị của mình đều cần phải đưa vào trong những sứ mạng của mình những nỗ lực giáo dục các thành viên của mình và dân chúng nói chung về sự quan trọng và về các phương pháp của việc phòng vệ chống đảo chánh. Các liên lạc và mạng lưới tổ chức trước đây của họ cũng có thể giúp nhiều trong việc phổ biến sự hướng dẫn về công việc đối kháng cần phải có và về việc tiến hành công cuộc phòng vệ chống đảo chánh.    

  1. Các tổ chức tôn giáo

    Các nhà lãnh đạo và các nhóm lãnh đạo tôn giáo và tinh thần cần phải thúc giục tín đồ và những người ủng hộ của mình phải xem một cuộc đảo chánh như là một sự tấn công vào nền dân chủ hiến định, một điều vừa phi đạo đức vừa vi phạm đến những quy luật về hành vi mà những người ủng hộ và tín đồ phải vâng theo. Vì vậy, nếu một cuộc tấn công như thế xảy ra, thì những nhà lãnh đạo và những nhóm lãnh đạo tôn giáo và tinh thần này nên thúc giục các tín đồ và những người hỗ trợ mình phải ứng dụng niềm tin của họ bằng cách khước từ không công nhận tính hợp pháp cho những người làm đảo chánh, khước từ mọi hợp tác và mọi tuân phục, và trái lại, bằng cách năng nổ tham gia vào công việc phòng vệ chống đảo chánh.

  1. Các nhóm và các cơ chế

    Các thành viên và các giới chức của những nhóm và những cơ chế cá biệt trong xã hội cũng có thể tổ chức chung quanh việc ngăn cản những người làm đảo chánh kiểm soát những lãnh vực của xã hội mà họ điều hành. Ví dụ, những thành viên của xã hội dân sự làm việc trong các ngành vận tải, những sinh hoạt kinh tế, các phương tiện truyền thông đại chúng, ngành truyền thông, các cơ chế tôn giáo, và tất cả mọi cơ quan đang hoạt động và dịch vụ quan trọng khác của xã hội cần phải chuẩn bị và áp dụng bất hợp tác và thách thức để giữ lại sự độc lập của mình đối với những người làm đảo chánh.

    Điều hết sức quan trọng đối với những cơ quan và cơ chế đó là chặn đứng những mưu đồ của những người muốn làm đảo chánh và những người hỗ trợ họ không cho họ giành được sự kiểm soát nội bộ của những cơ quan và cơ chế này. Những kẻ tấn công có thể ngay cả cố phá vỡ những nhóm và những cơ chế độc lập này và thay thế bằng những cơ chế mới do những người làm đảo chánh hoặc những cộng sự viên của họ kiểm soát. Những nỗ lực này cũng sẽ cần phải được đánh bại.

    Những công dân của những tổ chức phi chính phủ nên phát động các chuẩn bị và trong cơn khủng hoảng cần phải khởi động đối kháng thực sự. Đối kháng chống đảo chánh có thể theo đúng kế hoạch phòng vệ chống đảo chánh của chính quyền đã soạn sẵn hay là, như đã có lưu ý trước đây, có thể được phát động một cách độc lập nếu một kế hoạch như thế đã không được chuẩn bị trước.

    Những nhóm và những cơ chế của dân chúng đang điều hành hoặc đang kiểm soát các phần hành quan trọng về xã hội, kinh tế, chính trị, và kĩ nghệ, thường có nhiều kĩ năng trong việc quyết định những hình thái bất hợp tác và những thách thức nào có thể hữu hiệu nhất hầu giữ lãnh vực đó của xã hội khỏi bị những kẻ tiếm quyền kiểm soát hơn là những lí thuyết gia về một cuộc đối kháng như thế. Sau đây là một vài thí dụ:

  • Những người làm việc trong ngành vận tải, như là các tài xế lái xe chở hàng, các nhân viên hoả xa, hay là những người điều vận các đường bay thường có rất nhiều kĩ năng trong việc quyết định làm thế nào để làm trì chậm hoặc làm tê liệt hệ thống vận tải và giữ hệ thống này khỏi bị rơi vào tay những người làm đảo chánh, hơn là một ban tham mưu trong một văn phòng của chính quyền. Họ có lẽ cũng có khả năng hơn ai cả trong việc biết được làm thế nào để chuyển lương thực và những tiếp vận quan trọng khác đến những nơi cần thiết, dù một phần nào bị tê liệt do những người đối kháng gây nên hoặc công việc vận tải bị ngăn chặn bởi những người làm đảo chánh.
  • Trong lãnh vực truyền thông, bao giờ những hệ thống điện thoại di động và điện thư còn hoạt động được, thì chúng có thể được sử dụng một cách đầy sáng tạo để giúp chuyển đạt những kế hoạch đối kháng, để khởi động những hoạt động đối kháng, và để phúc trình những tình trạng kiểm soát của những người làm đảo chánh và công cuộc đấu tranh đối kháng.

    Các trang bị phát sóng dự trữ được cất dấu dự trù trường hợp khẩn cấp nay có thể đem ra sử dụng cho những mục đích phòng vệ ngay cả khi các văn phòng của chính phủ hay các đài phát sóng trước đây đã bị chiếm cứ.

  • Công chức tại các văn phòng của chính phủ có thể vẫn tiếp tục làm việc một cách độc lập, ngay cả nếu các vị giám đốc của họ đã theo phe đảo chánh. Ngoài việc thách thức công khai, công chức cũng có thể thầm lặng kháng cự lại cuộc đảo chánh bằng cách làm trì chậm công việc, sắp xếp sai lạc những giấy tờ quan trọng, và có những hành động tương tự khác không khiêu khích nhưng hữu hiệu trong việc làm giới hạn sự kiểm soát của những người làm đảo chánh.
  • Các nghiệp đoàn lao động có thể thách thức khước từ làm theo những nỗ lực điều hướng các sinh hoạt kinh tế của những người làm đảo chánh và có thể vẫn tiếp tục các sinh hoạt đã bị cấm chỉ, mà không cần đếm xỉa đến bất cứ những gì những người lãnh đạo đảo chánh, những nhà quản trị cộng sự viên, hay các giới chức các công ty có thể nói.
  • Những ngày đặc biệt tuyên dương những người, những biến cố, hay những nguyên tắc quan trọng cho đất nước và cho những người đối kháng dân chủ có thể vẫn được tôn trọng ngay cả khi những người làm đảo chánh ra lệnh cấm và những ngày mới như thế có thể được thiết lập để tuyên dương các biến cố hay những tổn thất của cuộc đối kháng chống đảo chánh.
Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.