PHẢN ỨNG ĐỐI KHÁNG CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ DÂN DÃ ĐỐI VỚI LUÂN LÍ ÁP ĐẶT BẤT CÔNG

 

Trong ba bài trước – bài (1) “Quan niệm của Người đàn bà Dân dã Về Quan hệ Vợ Chồng”, (2) “Thực tế Về Quan hệ Vợ Chồng Vùng thôn quê”, và (3) “Phản ứng của Người Đàn bà Dân dã Đối với Lối Hành sử của Chồng” – chúng tôi chứng minh ở bài (1) là quan niệm của người đàn bà dân dã về quan hệ vợ chồng được đặt nền tảng trên tình yêu, lòng chung thuỷ, và sự hoà hợp “đồng lao cộng khổ”, “có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia” giữa vợ và chồng. Trong bài (2), chúng tôi trình bày thực trạng quan hệ vợ chồng bao gồm cảnh chỉ có người vợ đơn thân độc mã lao động cật lực cho gia đình chồng; hằng ngày phải săn sóc từng cái ăn, cái mặc cho chồng; phải thường xuyên xa cách chồng vì nhiều lí do khác nhau, ngay cả không có lí do; phải nhẫn nại chịu đựng sự phản bội của chồng; và là người duy nhất phải luôn luôn nhận mình sai lầm nếu có xung khắc, với mục đích bảo tồn sự hoà hợp. Trong bài (3), chúng tôi trích dẫn tài liệu minh xác người đàn bà dân dã còn phải chịu đựng những thói hư, tật xấu của chồng như trai gái, phản bội tình nghĩa, đa thê, rượu chè, nha phiến, cờ bạc. Đối đầu với những phiền não này, người đàn bà vẫn một mực yêu thương chồng, và nếu có hành động nào thì hành vi thích hợp mà người đàn bà lựa chọn là khuyên can chồng không nên rơi vào những thói hư, tật xấu có thể dẫn đưa đến cảnh “nhà tan cửa nát”.

Trong bài này chúng ta thấy rằng không phải người đàn bà dân dã nào cũng chọn lối hành sử như thế.

Có những người đàn bà đứng lên đối kháng những khuôn khổ mà truyền thống đã áp đặt lên họ. Một trong những áp đặt đó là hôn nhân do cha mẹ quyết định. Người đàn bà dân dã phản kháng lại câu thúc này và cổ xuý tự do yêu đương.

 

Em hai mươi tui xuân xanh,

Thy m ép ung d dành vào ca ngưi ta.

Cho nên duyên chng thun hoà,

V chng xung khc, xót xa nhiu b.

 

Tay cầm tấm mía tiện tư,

Nửa thời nấu mật, nửa dư nấu đường.

Em thương, thầy mẹ chẳng thương,

Nào em có qun quê hương xa gần.

Rượu ngon rót lấy chín tuần,

Lòng em đã quyết mười phân lấy chàng.

 

Mẹ cha nói rứa mặc người,

Hai ta thương chắc [nhau] lâu dài thì hơn.

 

Em thương anh dù cha mẹ có quấn tóc kèo nhà,

Đánh bằng roi sắt, xa mà không xa.

Chừng nào roi sắt trổ hoa,

Cây khô nở nhuỵ, đôi đứa ta mới lìa.

 

Dù cho cha đánh ngõ đình,

Mẹ ngăn ngõ chợ, đôi đứa mình đừng xa.

 

Về nhà, cha đánh, mẹ chê,

Nhưng em chquyết mt bề lấy anh.

Cây xanh thì lá cũng xanh,

Đã trót vin cành thì phải hái hoa.

 

Dầu mà cha mẹ không chiều,

Đó vong thân đó, đây liều thân đây.

 

Việc này tại mẹ cùng cha,

Tại chú cùng bác, ông bà anh em.

Mặc ai chia rẽ phận duyên,

Đôi ta cứ giữ lời nguyền sắt son.

 

Em thương anh, cha mẹ cũng phải theo,

Chiếc tàu buồm kia đang chạy, quăng neo cũng ngừng.

 

Một câu thúc khác mặc dù không phải do sự áp đặt của lễ giáo nhưng mang dấu ấn tập tục truyền thống. Đó là là xã hội thường không chấp nhận người đàn bà đã quá già mà vẫn có hành vi yêu đương. Văn hoá bình dân đối kháng hiện tượng phân biệt tuổi tác này.

 

Chàng bao nhiêu tuổi năm nay,

Chàng rày mười tám, thiếp rày bốn ba.

Mồ cha đứa chê thiếp già,

Thiếp còn gánh nổi một vài trăm kim.

Trăm kim đổi lấy lạng vàng,

Mua gương Tư Mã thiếp vi chàng soi chung.

Chàng về sắm sửa loan phòng,

Thiếp xin điểm phấn, tô hồng, thiếp theo.

 

Trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng,

Mà duyên chưa lợt, má hồng chưa phai.

 

Trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng,

Yêu ai thì bế, thì bồng trên tay.

Trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng,

Đẹp duyên thì lấy, tơ hồng nào xe.

 

Bà già đã tám mươi tư,

Ngồi bên cửa sổ viết thư tìm chồng.

 

Một tập tục khác được hỗ trợ bởi văn hoá cổ truyền là vợ chồng không li dị. Đúng ra, li dị là một hình thức mang tính cách pháp lí của xã hội đương đại. Trong những kĩ nguyên trước, thường xuyên có hiện tượng chồng “để” (bỏ) vợ và nếu chồng “để” vợ thì xã hội luôn luôn kết án là vì người vợ xấu xa, tội lỗi chứ không bao giờ kết án người chồng, dù người chồng có lỗi. Người chồng có quyền “để” vợ. Và không có tài liệu nào cho thấy người vợ có quyền bỏ chồng vì người vợ bị xem như là vật sở hữu của chồng. Văn học bình dân cho thấy là người đàn bà dân dã đối kháng tập tục này và đòi hỏi quyền “để” chồng nếu vợ chồng không thể hoà hợp.

 

Cuc kêu khc khoi mùa hè,

Làm thân con gái phi nghe li chng.

Chng mâm, chng bát, chng đĩa, chng sành,

Chng chng lành, chng ra b tre.

 

Chín con chưa gi là chng,

Cơm chng lành, canh chng ngon,

Du cho chín đn, mưi con cũng lìa.

 

m chng lành, canh chng ngt,

Dù cho chín đn, mưi kho cũng lìa.

 

Một số lớn đàn ông Việt Nam trong những thế kỉ trước có thói quen hành động vũ phu, nhất là đối với phụ nữ. Trong quan hệ lứa đôi giữa trai và gái, người con trai không những chỉ dùng lời nói mà có lúc còn “động tay, động chân” làm cho người con gái cảm thấy khó chịu. Con gái thích được thấy sự dịu dàng trong lời nói trao đổi tình tự đưa đến đồng thuận hơn là những hành động khiếm nhã.

 

Giã ơn công t nghìn vàng,

Buông ra cho khách hng nhan đưc nh.

C gì nm tay gia đưng,

N chàng, không n; vay chàng, không vay.

Em van ch nm c tay,

Buông ra, em nói li này th than.

Xin chàng ch vi nm ngang,

Xa xôi cách my dm đàng cũng nên.

Tơ hng ch thm là duyên,

Bao gi em thun thì nên by gi.

 

Và khi đã là vợ chồng rồi thì thường có rất nhiều trường hợp người chồng hành hung vợ; người vợ phản kháng hành vi thô lỗ này bằng cách hoặc tỏ ý là sẽ đi lấy chồng khác hoặc nhẹ nhàng hơn thì nhắc nhở cảnh nghèo khó trước đây khi vợ chồng còn thương yêu nhau. Hay ngay cả khi người vợ có lỗi, người vợ cũng nhắc nhở chồng là không nên vũ phu mà cần nhớ lại công lao của mình đã từng săn sóc, phục vụ chồng.

Giơ roi đánh thiếp sao đành,

Chàng ơi nh thu rách lành có nhau.

 

 

Xưa kia vi m cha,

Em đưc yêu du như hoa trên cành.

T ngày tôi vi anh,

Anh đánh, anh chi, anh tình ph tôi.

Đt xu, nn chng nên ni,

Anh đi ly v, cho tôi ly chng.

 

Dang tay đánh thiếp sao đành,

Tấm rách ai vá, tấm lành ai may?

Con người cũng như con ta,

Đừng đánh, đừng đấm, nhn nha mà cù.

 

Cái cò là cái cò quăm,

y hay đánh v, mày nm vi ai?

Có đánh thì đánh sm mai,

Ch đánh chp ti, chng ai cho nm.

 

Một lãnh vực hết sức quan trọng trong lễ giáo cổ truyền của người Việt là sự trinh tiết của người con gái. Giáo dục trong những gia đình Nho học luôn luôn nhấn mạnh là con gái không được gần gũi với con trai vì quan niệm “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Một người con gái chưa chồng mà mất trinh sẽ là một cái nhục lớn cho gia đình. Ngay cả vào cuối thế kỉ 20, người ta vẫn còn chứng kiến những trường hợp nhà chồng trả dâu lại cho nhà gái vì người con gái đã mất trinh. Ảnh hưởng này cũng phần nào đi vào các vùng thôn quê. Tuy nhiên, không phải ai ở thôn quê cũng chấp nhận quan điểm trinh tiết như là một áp đặt hợp lí của lễ giáo. Thực tế là chưa có thống kê nào nói lên tỉ số những người đàn bà thôn quê chấp nhận và những người đối kháng. Mặc dù vậy, một khi đã có những câu ca dao lan truyền trong dân gian phát biểu chống đối  trinh tiết thì có nghĩa là không ít người đã đồng ý với sự đối kháng. Sự đối kháng này có nền tảng lí luận dựa trên thực tế là việc cha mẹ áp đặt trinh tiết lên con gái có thể thúc đẩy con gái của mình có hai lối sống: một lối sống hiền thục, nhu mì tỏ ra trinh bạch trước mặt cha mẹ và một lối sống tự do yêu đương và tình dục sau lưng cha mẹ.

 

Má khoe con má chính chuyên,

Chính chuyên với má, nó liền với trai.

Má ơi! Con má hư rồi,

Má đừng trang điểm, phấn dồi, uổng công.

 

Từ lí luận này, người đàn bà, luôn bị xã hội trọng nam xem thường, kết án việc đòi hỏi phụ nữ phải trinh tiết chỉ là một phương thức cố bảo vệ danh giá gia đình một cách vô vọng và người đàn bà dân dã đã tỏ ra thách đố và khinh mạn quan điểm giữ gìn trinh tiết .

 

Hoa thơm bán một đồng mười,

Hoa tàn, nhị ra bán đôi lạng vàng.

 

L lăng cũng chng hao mòn,

Tiết trinh cũng chng sơn son thếp vàng.

 

Bun tình nm nga chinh binh,

Không ai nm úp lên mình cho vui!

 

Khi trình bày sự đối kháng quan điểm trinh tiết của người đàn bà dân dã, chúng tôi không có ý biểu dương đồng tình hay bác bỏ, nhưng muốn nêu lên một điểm then chốt có thể là nguồn gốc gây nên đối kháng. Đó là việc đòi hỏi trinh tiết chỉ áp dụng cho con gái mà không áp dụng cho con trai. Con trai thân mật với nhiều người con gái thay vì bị quở trách thì ngược lại được khen là “đào hoa”. Sự bất công này dĩ nhiên đưa đến phản ứng mà phản ứng thì bao giờ cũng đi quá mức. 

Một hình thức trinh tiết khác là “thủ tiết”. Cụm từ “thủ tiết” được áp dụng cho người đàn bà đã có chồng đòi hỏi người vợ không được có những quan hệ tình dục với người đàn ông khác, ngay cả khi chồng đã mất; người vợ, theo lễ giáo, phải giữ gìn trinh tiết và để tang chồng 3 năm. Thủ tiết là một áp đặt luân lí chỉ áp dụng cho người vợ chứ không thấy đòi hỏi áp dụng cho người chồng. Một người đàn bà son trẻ có chồng mất sớm phải chờ đợi 3 năm mới được lấy chồng khác là một áp đặt (1) cướp đi tuổi trẻ của người đàn bà, (2) phủ nhận nhu cầu yêu đương và sinh lí của người đàn bà. Do đó, người đàn bà dân dã kịch liệt phản kháng và khẳng định lập trường là:

 

Con ơi ở lại với bà,

Má đi làm mắm tháng ba má về.

Má về có mắm con ăn,

Có khô con nướng, có em con bồng.

Lênh đênh chiếc bách gia dòng,

Thương thân goá ba, phòng không l thì.

Gió đưa cây trúc ngã qu,

Ba năm th tiết, còn gì là xuân!

 

Hỡi thằng cu bé! Hỡi thằng cu lớn!

Cu Tí, Cu Tị, cu Tì ơi!

Con dy, con ăn, con ở với ông

Để mẹ đi lấy chồng, kiếm lấy em con.

 

Nói ra, sợ chị em cười,

Thân tôi ở goá đã mười mặt con.

 

Ba chồng ở ngọn sông Thao,

Ba chồng ở thành Lng, về Hà Nội đóng cửa làm cao chưa chồng.

Chơi cho thủng trống, long bồng,

Rồi sau ta sẽ lấy chồng lập nghiêm.

Chơi cho thủng trống, long chiêng,

Rồi ra ta sẽ lập nghiêm, lấy chồng.

 

Chữ “trinh” đáng giá nghìn vàng,

Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.

Còn như yêu vụng, dấu thầm,

Họp chợ trên bụng đến trăm con người.

 

Em là con gái nạ dòng,

m cha, áo mẹ dốc lòng đi chơi.

Chơi cho sấm động mưa rơi,

Chơi cho gương vỡ làm đôi lại liền.

Chơi cho nguyệt náo trung thiên,

Chơi cho lá rụng về đền vua Ngô.

Chơi cho nước Tần sang Hồ,

Cho Tần sang Sở, nước Ngô sang Lào.

Chơi cho bể lọt vào ao,

Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim.

Chơi cho bong bóng thì chìm,

Đá hoa thì nổi, gỗ lim lập lờ.

 

Đẻ đứa con trai

Chẳng biết nó giống ai:

Cái mặt thì giống ông cai,

Cái đầu ông xã, cái tai ông trùm.

 

Một yêu sách lễ giáo khác đối với người đàn bà là “chính chuyên”. Thủ tiết có ý nghĩa hẹp hơn chính chuyên. Thủ tiết chú trọng khía cạnh sinh lí hơn chính chuyên. Chính chuyên bao gồm cả ý nghĩa thủ tiết lẫn sự chuyên nhất trong quan hệ vợ chồng về tình yêu, nghĩa là không được yêu người khác hay lấy chồng khác, về sự phụng dưỡng cha mẹ chồng, và về việc đóng vai trò gương mẫu cho những người đàn bà khác. Một người đàn bà có chồng đã mất nhưng không tái giá, phụng dưỡng cha mẹ chồng, và suốt đời còn lại chỉ nuôi con khôn lớn, thành tài sẽ được vua khen thưởng nhãn hiệu “tiết hạnh khả phong”. Người đàn bà dân dã phản kháng quan điểm lễ giáo cổ truyền chỉ áp dụng cho người đàn bà này và khẳng quyết quyền tự do của mình trong lãnh vực yêu đương và tái giá cũng như trong lãnh vực sinh lí.

 

_Anh thy em, anh cũng mun chào,

S anh chng cũ, hn đng b rào, hn trông.

_Hn trông thì mc hn trông,

Đã quyết một lòng, ta quyết lấy nhau

 

Thiếp sắm cho chàng cái tiểu hoa chanh,

Đôi đầu chữ thọ, xung quanh hoa hồi.

Lạy chàng tam tứ lạy chàng ôi,

Chàng đà thiệt phận, cho thiếp tôi đi lấy chồng.

 

Giàu thì thịt cá, cơm canh,

Khó thì lưng rau, đĩa muối cúng anh; tôi đi lấy chồng.

 

Lng lơ chết cũng ra ma,

Chính chuyên chết cũng khiêng ra ngoài đng.

 

Chính chuyên chết phi đi không,

Lng lơ chết có tiếng cng, tiếng chiêng.

 

Lng lơ cũng chng có mòn,

Chính chuyên cũng chng sơn son đ đi.

 

Gái chính chuyên ly đưc chín chng,

Vê viên b l, gánh gng đi chơi.

Không may, quang đt, l rơi,

Bò ra ln ngn chín nơi chín chng.

 

Chính chuyên cũng mt anh chng,

Lng lơ cũng chng nm không đêm nào.

Mt đêm tám chín trai vào,

i chng phi đ anh nào ra không.

 

Đối kháng trinh tiết và chính chuyên không chỉ dừng lại ở chủ điểm trinh tiết và chính chuyên mà còn được tổng quát hoá thành một sự thách thức những giá trị luân lí liên hệ đến tự do yêu đương và tự do về hành vi tình dục. Khuynh hướng này rất dễ dẫn đưa đến sự phóng túng trong quan hệ lứa đôi, điều tối kị đối với những người con gái thuộc gia đình khuê các, Nho học. Không hoặc ít bị kiềm chế bởi lễ giáo và sự nhắc nhở liên tục của cha mẹ, người con gái miền quê tự do bộc lộ tình yêu cũng như nhu cầu sinh lí của mình không một chút ngượng ngùng, e lệ.

 

Lẳng lơ cho rách yếm ra,

Về nhà mẹ hỏi, yếm thông hoa không bền.

 

_Đói lòng ăn trái kh qua,

Nut vô thì đng, nh ra bn cưi.

-Bn cưi thì mc bn cưi,

Tháng năm đi cưi, tháng mưi có con.

 

Trăng lên nhu nhú đu non,

S em là s sm con, mun chng.

 

Không chồng mà chửa mới ngoan,

Có chồng mà chửa, thế gian sự thường.

 

Lẳng lơ mới có con bồng,

Nhu mì như chị, nằm không cả đời.

 

Ưc gì di yếm em dài,

Đ em buc ly nhng hai anh chàng.

 

R nhau đi cy x đoài,

Công lênh chng đưc, đưc vài mn con.

Đem v bế bế, hôn hôn,

Đánh tiếng h rng con x Đoài.

 

Anh v sương gió lnh lùng,

đây chung gi, chung mùng vi em.

 

Bun ru, bun r, bun n, bun non,

Bun vì mt ni sm con, mun chng.

 

Ngưi dưng ơi hi ngưi dưng,

nh dy phi la thì sưng phng phng.

 

Phnh phnh ln gia ln ra,

M ơi con chng nhà đưc đâu.

nhà làng bt mt trâu,

Cho nên con phi đâm đu ra đi.

 

Lng lơ, ch mt mình tôi,

Thanh Lâm, Đng Sm cũng hai ba ngưi.

Nói ra, s ch em cưi,

Ly chng tháng chín, tháng mưi có con.

 

Chut kêu chút chít trong vò,

Lòng anh có mun thì mò li đây.

 

Bng không ai dám đánh thùng,

Bu không, ai dám gi mùng chun vô.

 

Có chng: đêm có, đêm đng,

Không chng, em chng nm dưng đêm nào.

 

By lâu phong kín, nhu đào,

Bây gi khác th hàng rào lâu năm.

 

_Ca chua ai thy chng thèm,

Em cho chn chng em ít ngày.

_Chng em nào phi trâu cày,

Mà cho chn c ngày ln đêm.

 

-M ơi, con nga ngh thay.

-Cha t b mày, mày ging tính tao.

 

_Hoa kia tươi tt rưm rà,

Tuy rng tươi tt, khi mà ong châm.

_Anh trong y, anh ra,

C sao anh biết vưn hoa ch tàn?

Hoa tàn, nhưng ch chưa tàn,

Mun xem, ch vén bc màn cho xem!

 

Cha quen, đi li cho quen,

Tuy rng ca đóng mà then không cài.

K khinh, ngưi trng vãng lai,

Song le cũng cha có ai bng lòng.

 

-Lng, l bc, l em,

Hi anh ba l, anh thèm l mô.

-Anh xem vô ba lng vng vàng,

Hai l làm giàu làm có, mt l đ ni đàng t tôn.

 

Gp ba trò khiến hi ba trò,

Đưng lên trên bng có đò hay không?

-Cao sơn lưng nh trên,

Tiu khê i, mun lên phi có sào.

Dang tay m khoá đng đào,

Nht can, trc nht đến ao phng hoàng.

Đưng lên trên bng mun sang,

Cn chi đò dc, đò ngang tn tin.

 

Đối kháng thủ tiết, chính chuyên và thách thức luân lí áp đặt còn đi xa hơn là sự khẳng quyết quyền tự do luyến ái và tự do thể hiện tình dục và quyền tái giá mà còn được biểu lộ qua những phát biểu về hành vi tự do yêu đương và sinh lí dù người đàn bà đang có chồng. Nếu chỉ nhìn vào những câu ca dao trích dẫn sau đây làm bằng chứng cho hiện thực xã hội thì người ta có thể nghĩ rằng văn hoá Việt Nam đã suy đồi đến độ vô luân.

 

Cây cao lá nh chi chi,

Chng em nó bé, biết gì mà ghen.

Ti hôm qua nó vn chơi đèn,

Mua quà cúng m, còn ghen ni gì.

 

Nhc đu đt lá tin sanh,

Ti tri tôi chu, thương anh hơn chng.

 

Lấy chồng chẳng biết mặt chồng,

Đêm nằm tơ tưởng nghĩ ông láng giềng.

Hai tay cầm hai quả hồng,

Qu chát phn chng, qu ngt phn giai.

Nm bên, vut bng th dài,

Thương chng thì ít, nh giai thì nhiu.

 

Lẳng lơ, đeo nhẫn chẳng chừa,

Nhẫn thì rơi mất, lẳng lơ hãy còn.

Anh đánh thì em chịu đòn,

nh em hoa nguyt, mưi con chng cha.

 

Anh đánh thời tôi đau đòn,

Cái lòng hoa nguyệt, chín mười con tôi cũng chẳng chừa.

Ông trời nắng, ông trời mưa,

Những ngườinh ấy có chừa được đâu.

 

_Chng em vi em là tình,

Anh đây là nghĩa, hi mình thương ai?

_Mt mình em đng gia hai,

Bên tình, bên nghĩa, em thương hết, ch b ai, h mình!

 

-Ba mươi bốn độ chôn chồng,

Còn toan trang điểm má hồng, chôn ai?

-Chôn ai, đây chẳng nề hà,

Có muốn tí tửng, thử và ba keo!

 

Áo ngưi mc đon ci ra,

Chng ngưi p mưn, canh ba li hoàn.

 

Ớ cô đội nón ba tầm,

Chồng cô đi lính, cô nằm với ai.

Chín tháng cô đẻ con trai,

Chồng về chồng hỏi: Con ai thế này?

_Con tôi đi kiếm về đây,

Có cho nó gọi bằng thầy thì cho.

Không cho tôi mang xuống đò,

Ai xin thằng bé, tôi cho đây này.

Có mẹ mà chẳng có thầy,

Lấy ai may áo cho mày, cu ơi!

 

Nói ra té l anh bày,

Em thương chng hai mươi chín ba, đ mt ngày thương anh.

 

Chng đi thì có chng nhà,

Hơi đâu mà đi chng xa tr v.

 

Có chồng càng dễ chơi ngang,

Đẻ ra con thiếp, con chàng, con ai.

 

Em tuy là gái năm con,

Chng em rng lưng, em còn chơi xuân.

 

Nếu có những hiện tượng như thế trong thực tế thì nhất định chỉ xảy ra trong một vài trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, một khi đã có nhiều câu ca dao được lan truyền trong dân gian suốt dọc dài lịch sử của dân tộc về hiện tượng này thì ít nhất những câu ca dao này cũng là bằng chứng cho thái độ và lập trường đối kháng của người đàn bà dân dã trước lối hành sử độc đoán của nam giới như trăng hoa, phản bội tình nghĩa, đa thê, rượu chè, hút xách, cờ bạc, và bạo hành vợ con. Thực trạng áp bức bất công này của nam giới đưa đến cảnh “tức nước vỡ bờ” qua lời nói chứ trong thực tế không có ai có thể chứng minh được những cảnh huống như thế là những hiện tượng phổ biến.

Dĩ nhiên là phụ nữ thuộc những gia đình gia giáo sẽ không thể vì không dám phát biểu ý kiến một cách “huỵch tẹt”, trắng trợn như thế. Nhưng phụ nữ miền quê, ít hoặc không chịu ảnh hưởng của lễ giáo Nho giáo nên, tự bản chất, rất tự do trong liên hệ luyến ái và, rất khác với những thiếu nữ khuê các, thường trao đổi những lời yêu đương với nam giới một cách thoải mái và tự nhiên trong đời sống hằng ngày của họ.

Đt b sông li l xung sông,

Con gái chào hi đàn ông thit gì!?

 

Mi vào nhp chén qunh tương,

Kê cà, nhút nhát ngoài đưng làm chi.

 

Mi chàng quý khách vào chơi,

Dn dà ri s nói li thu chung.

 

Ai v cu ngói Thanh Toàn,

Cho em đi vi mt đoàn cho vui.

Ai còn đi na hay thôi,

Cho em đi vi thành đôi v chng.

 

Núi Ng Bình trưc tròn sau méo,

Sông An Cu nng đc, mưa trong.

Em đây vn thc chưa chng,

Núi cao, sông rng, biết gi lòng cùng ai!

 

Mt hai ba bn, đng v,

Dt tay đng li, ngi k lưng em.

 

Gió vàng hiu ht đêm thanh,

Đưng xa, dm vng, xin anh đng v.

Mnh trăng đã trót li th,

m chi đnh nng n riêng ai.

 

Anh v, dn thit đó nha,

Túi [tối] mai răng [sao] cũng li nhà em chơi.

 

Anh v thưa vi m thy,

May chăn cho rng, ta thì đp chung.

 

Anh ơi! Đi li cho dày [nhiều],

Thy m không g, em bày mưu cho.

 

Mun cho sông cn, đò đy,

Mun cho anh chung m, chung thy vi em.

 

Cây cao có lá tròn vo,

Cho em chung cu, chung o vi chàng.

 

Là con th my trong nhà,

Mà chàng ăn nói mn mà có duyên.

Ming cưi như cánh hoa nhài,

Như chùm hoa n, như tai hoa hng.

Ưc gì ly đưc làm chng,

Đ em làm v em trông cy nh.

 

Thuyn em bến dưi ngưc lên,

Thuyn anh mn sông trên mi v.

Đôi bên ca máng song k,

Bên y có cht thì v bên em.

 

Mong sao anh biến ra tm,

Em biến ra nng [cái nong], ta nm chung chơi.

Khi nào cho hp hai hơi,

Nghiêng tai nói nh đôi li thu chung.

 

Em là con gái tng trên,

Em đi bt cáy, xung lên ngõ này.

Tình c gp đưc anh đây,

Có cho chung m, chung thy hay không.

 

Lác đác lc hng,

Em chưa có chng,

Ly anh nương ta.

Anh chưa có v,

Ly em ta nương,

Ko còn đi nh v thương.

Người con gái miền quê còn dùng trầu cau làm phương tiện để trao đổi tình cảm của mình đối với người con trai mà mình muốn làm quen. Trong quan hệ lứa đôi trầu cau tượng trưng cho tình yêu thường được dùng trong các lễ cưới hỏi do gia đình người con trai mang đến nhà gái như một phần của lễ vật chứ không phải người con gái có thể tự tiện mời người con trai trầu cau để làm quen với nhau. Thế mà người con gái dân dã đã hái cau, trầu và mạnh dạn mời người con trai dùng để biểu lộ tình yêu của mình dù sau này có thành vợchồng hay không.

 

Vào vưn, hái qu cau xanh,

B ra làm tám, mi anh xơi tru.

Tru này têm nhng vôi Tàu,

Gia đm cát cánh, hai đu quế cay.

Tru này ăn tht là say,

Dù mn, dù lt, dù cay, dù nng.

Dù chng nên đo v chng,

Xơi dăm ba miếng ko lòng nh thương.

Cm lưc thì nh đến gương,

Cm khăn nh túi, nm giưng nh nhau.

 

Tru này không phi tru hàng,

Anh ăn mt miếng, tình càng thm say.

 

Và người con gái miền quê, khác hẳn những người con gái khuê các thuộc gia đình Nho giáo, không hề ngần ngại phác hoạ ra những chân trời yêu đương mộng ước với người con trai mà cô đang tỏ tình, bằng những từngữ rất hiện thực.

 

Cái qut mưi tám cái nan,

gia pht giy hai nan hai đu.

Qut này em đ che đu,

Đêm đêm đi ng chung nhau qut này.

Ưc gì chung m, chung thy,

Đ em gi cái qut này làm thân.

Ri ta chung gi, chung chăn.

Chung qun, chung áo, chung khăn đi đu.

Nm thi chung cái giưng Tàu,

Dy thi chung c hp tru, ng vôi.

Ăn cơm chung c mt ni,

Gi đu chung c du hi, nưc hoa.

Chi đu chung cái lưc ngà,

Soi gương chung c nhành hoa git đu.

_Đã mi, không l không vào,

Sông sâu ch biết có sào cm chưa?

Biết là anh mô đây,

C chi li hi sông này sâu nông?

Phn em là gái chưa chng,

Làm chi đã biết sâu nông thế nào.

 

Trong bài này chúng tôi khai triển những đối kháng của những người đàn bà dân dã đối với (1) hôn nhân do cha mẹ quyết định, (2) sự phân biệt tuổi tác trong quan hệ lứa đôi, (3) quan điểm cấm kị về li dị, (4) hành vi vũ phu và bạo hành của người đàn ông, (4) trinh tiết, (5) thủ tiết, (6) chính chuyên, và (7) những giá trị luân lí vềtình yêu và tình dục. Những đối kháng này đã vượt quá đỉnh cao với những phát biểu phản ánh một cuộc cách mạng trong lãnh vực tình ái và tình dục trong quan hệ vợ chồng. Những phát biểu mang tính cách mạng này làm cho người ta nghĩ đến những phong trào cách mạng tình ái và tình dục chóng tàn của một thiểu sốngười ở các nước Tây phương muốn thử nghiệm một cái gì mới. Đối với số người này, những phong trào như thế là những thử nghiệm thực tế bằng hành động. Đối với người đàn bà dân dã Việt Nam, chúng tôi nhận định là những phát biểu mang tính cách mạng này chỉ là một sự bùng nổ bằng lời nói để biểu dương sự bất mãn, uất ức chứ không phải bằng hành động. Sự uất ức này bắt nguồn từ những ẩn ức được tạo nên bởi nền văn hoá Nho giáo, nhất là Tống Nho, đề cao vai trò và quyền lợi của người đàn ông và khinh miệt vai trò và quyền lợi của người đàn bà một cách võ đoán và bất công. Hơn nữa không có bằng chứng cho thấy những phản ứng bằng lời nói đó có cơ sở thực tế, và nếu có thì chỉ là một vài trường hợp cá biệt mà thôi. Trước cảnh người đàn ông tự do trai gái, năm thê, bảy thiếp lại còn hành hung vợ con trong lúc người đàn bà phải thủ tiết, chính chuyên trong suốt nhiều thế kỉ thì phản ứng đối kháng mạnh mẽ bằng lời nói là một điều mà người ta có thể trông đợ

Trước tiên, người ta thấy những phát biểu hoàn toàn vượt giới hạn của thực tế đã có lúc biểu lộ rõ nét một sựbất mãn qua hình thức miệt thị và thách thức người đàn ông như:

Gái chính chuyên ly đưc chín chng,

Vê viên b l, gánh gng đi chơi.

Không may, quang đt, l rơi,

Bò ra ln ngn chín nơi chín chng.

 

Anh có tiền riêng cho em mượn ít đồng,

Mua gan công, mật cóc thuốc chồng theo anh.

Thứ đến chỉ có người đàn bà dân dã, ngoại trừ trường hợp Hồ Xuân Hương, mới có khả năng và can đảm phát ngôn táo bạo như thế vì (1) bản chất tự do sẵn có về hành vi tự do luyến ái và tình dục ở vùng thôn quê và (2) họ không hoặc ít chịu ảnh hưởng của lễ giáo cổ truyền hơn là những gia đình tương đối khá giả có con cái chịu sự giáo dục của phụ huynh hoặc của các thầy đồ trong làng.

Quý vị thức giả có lẽ cũng đồng ý là hôn nhân do cha mẹ quyết định, sự phân biệt tuổi tác trong quan hệ lứa đôi, sự cấm kị về li dị, và hành vi vũ phu bạo hành vợ con, ngoài yếu tố lỗi thời, đúng ra không còn hợp lí nữa. Còn trinh tiết, thủ tiết, và chính chuyên là những chủ đề đòi hỏi một sự bàn cãi làm thế nào cho hợp luận lí và hoàn cảnh chính trị, kinh tế, và văn hoá của thời đại. Dĩ nhiên là trinh tiết, thủ tiết, và chính chuyên có những nét đẹp thanh cao nếu người đàn bà vui lòng và tự nguyện chọn lựa những lập trường này. Giáo dục học đường và giáo dục gia đình không nên đưa ra những chủ đề này như là những yêu sách áp đặt lên trẻ con mà phải phân giải qua những thảo luận hợp với khoa học luận lí và với những giá trị nhân văn dựa trên cơ sở công bằng vì văn hoá Việt tộc hoàn toàn đặt trên căn bản “công bằng là đạo người ta ở đời.”

Một nhận xét đáng quan tâm là hình như xã hội Việt Nam đương đại không có một sự điều hướng nào từ phía chính quyền (giáo dục học đường) cũng như từ phía nhân dân (giáo dục gia đình) về lãnh vực tình yêu và tình dục. Trong bối cảnh gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng thực ra chỉ là “kinh tế tư bản man rợ”, nghĩa là một nền kinh tế mà trong đó không có nghiệp đoàn công nhân độc lập, không có một nền pháp lí có tam quyền phân lập thực sự, và tôn giáo hoàn toàn bị chính quyền khống chế theo chỉ thị của mình. Tất cả mọi quyền lực đều nằm trong tay một người duy nhất: Tổng Thư kí Bộ Chính trị mà quyền hạn không khác gì quyền hạn của thiên tử trong những thời đại phong kiến. Do đó, dựa vào quyền lực thiên vị, một số người có thể làm giàu bằng mọi hình thức như hối lộ, gian lận, lường gạt, cờ bạc, tham nhũng, buôn bán nha phiến, mại dâm, buôn trẻ con làm nô lệ tình dục, và đàn áp người dân “thấp cổ, bé miệng”. Giới trẻ thuộc gia đình khá giả lăn xả vào những cuộc ăn chơi trác táng. Tất cả những điều này đều là phó sản của nền kinh tế tư bản man rợ như Karl Marx, ông tổ của chủ thuyết Cộng sản, đã từng tiên đoán. Xã hội bị phân cực thành hai lớp người: Một lớp người thật giàu có là thành phần thiểu số và lớp người thứ hai rất nghèo khổ là đại đa số người dân. Đáng chú ý là một số không ít con gái cũng như đàn bà đã có chồng thuộc gia đình có hoàn cảnh kinh tế trung lưu hoặc thượng lưu đang thực hiện, bằng lối sống của họ, những gì mà người đàn bà dân dã chỉ phát biểu bằng lời nói. Hình như họ học đòi, bắt chước – qua phương tiện mạng lưới điện tử – những hành vi tình dục do một thiểu số người tại các nước Tây phương chỉ muốn “làm tiền” đề xướng bằng cách kích thích thú tính của con người, nhưng họ lại là gương mẫu cho những phụ nữ nói trên. Cũng có thể là vì thiếu một hệ thống giá trị chủ đạo, có thể là do chủ ý suy tư tập thể tạo nên truyền thống đem lại, người đàn bà chỉ biết sống theo bản năng sinh vật như bao nhiêu sinh vật khác. Và theo quan sát cũng như theo dõi báo chí trong nước, hiện tượng này càng ngày càng gia tăng. Đây là một vấn nạn xã hội phức tạp đòi hỏi một sự điều hướng thích hợp bằng sự cộng tác của nhiều đầu óc suy nghĩ và cân nhắc đúng đắn của chính quyền, của các vị thức giả, cũng như của phụ huynh trong mọi gia đình.

Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái, Ph.D.

Ngày 11 Tháng 11 Năm 2023

North Wales, Pennsylvania

Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.