Liệt Kê những Từ Quan Trọng trong Đấu Tranh Bất Bạo Động*

Lời của dịch giả TS Nguyễn Văn Thái : Để tạo cơ sở cho quý độc giả dễ dàng tra cứu và thông hiểu những tài liệu kế tiếp về ĐTBBĐ, TS Gene Sharp đã định nghĩa những từ then chốt mà ông đã sử dụng trong các tài liệu của ông.

by Gene Sharp 

THÍCH NGHI (ACCOMMODATION): Một phương thức tạo thay đổi của hành động bất bạo động theo đó đối thủ quyết định — trong lúc họ vẫn còn lựa chọn được — đồng ý về một thoả hiệp và chấp nhận một số đòi hỏi của những người đối kháng bất bạo động. Thích nghi xảy ra khi đối thủ chưa thay đổi quan điểm của họ và cũng chưa bị cưỡng ép bằng bất bạo động, nhưng kết luận là nên giải quyết bằng thoả hiệp.

     Thích nghi có thể là kết quả từ những ảnh hưởng mà, nếu cứ tiếp tục, có thể đưa đến cải hoá, cưỡng ép bất bạo động, hay phân huỷ hệ thống hoặc chế độ của đối thủ.

UY QUYỀN (AUTHORITY): Là phẩm chất điều hướng những xét đoán, những quyết định, những khuyến cáo, và những lệnh của một số cá nhân và cơ chế nào đó  được người ta tự nguyện chấp nhận là đúng và do đó có thể được người khác ứng dụng nhờ sự tuân phục và hợp tác. Uy quyền là nguồn sức mạnh chính trị chính yếu, nhưng không cùng đồng nghĩa.

TẨY CHAY (BOYCOTT): Bất hợp tác về xã hội, kinh tế, hoặc xã hội.

KHƯỚC TỪ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN (CIVIC ABSTENTION): Đồng nghĩa với các hành vi bất hợp tác chính trị.

HÀNH ĐỘNG CÔNG DÂN (CIVIC ACTION): Đồng nghĩa với hành động bất bạo động xúc tiến vì những mục đích chính trị.

_________________________________________________________________

*Văn bản này được phân phát ra theo những mục đích của Viện Albert Einstein và do đó không được ấn hành hay chuyển ngữ mà không có văn thư cho phép của Gene Sharp, Viện Albert Einstein, 427 Newbury Street, Boston, MA 02115-1801. Đây Là những trích đoạn rất giới hạn từ một bản thảo dài hơn nhiều đang dược biên soạn.

Ngày 17 tháng 6 năm 2002.

 ________________________________________________________________

THÁCH THỨC DÂN SỰ (CIVIC DEFIANCE): Những hành vi khẳng định phản đối bất bạo động, đối kháng hoặc can dự được xúc tiến vì những mục đích chính trị.

ĐÌNH CÔNG DÂN SỰ (CIVIC STRIKE): Ngưng hẳn hoạt động về kinh tế được xúc tiến vì mục đích chính trị. Không những công nhân có thể đình công, mà quan trọng là sinh viên, chuyên viên, chủ tiệm, nhân viên bàn giấy (bao gồm cả công chức), và những thành viên ở nấc thang cao cấp trong xã hội cũng thường tham gia.

BẤT TUÂN DÂN SỰ (CIVIL DISOBEDIENCE): Cố tình vi phạm bằng phương thức hoà bình một số đạo luật nào đó, một số nghị định, điều lệ, sắc lệnh, hay lệnh của quân đội hay của cảnh sát, hay những điều tương tự.

     Đây thường là những luật lệ được xem là hiển nhiên trái với đạo đức, không công bằng, hay là bạo ngược. Tuy nhiên, đôi khi có những luật chủ yếu chỉ có tính  quy l hay trung dung về đạo đức cũng có thể được bất tuân như là một biểu tượng chống lại những chính sách rộng lớn hơn của chính quyền.

ĐỐI KHÁNG DÂN SỰ (CIVIL RESISTANCE): Đồng nghĩa với đối kháng bất bạo động

CẢI HOÁ (CONVERSION): Một thay đổi về quan điểm của các đối thủ mà hành động bất bạo động đang được xúc tiến chống lại bằng cách làm cho họ trở nên tin tưởng là chấp nhận những mục tiêu của nhóm người bất bạo động là đúng. Đây là một trong bốn phương thức tạo thay đổi của hành động bất bạo động.

PHÂN HUỶ (DISINTEGRATION): Phương thức tạo thay đổi thứ tư của hành động bất bạo động, theo đó các đối thủ không những chỉ bị cưỡng ép mà hệ thống hay chính quyền của họ bị phân huỷ và sụp đổ do kết quả của sự bất hợp tác và thách thức ồ ạt. Các nguồn sức mạnh bị hạn chế hoặc bị cắt đứt bởi sự bất hợp tác cực độ đến nỗi hệ thống hoặc chính quyền của đối thủ phải tan vỡ.

NGƯNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ (ECONOMIC SHUT-DOWN): Ngưng những sinh hoạt kinh tế của một thành phố, một khu vực, hay một quốc gia ở tầm mức đủ để đưa đến tê liệt về kinh tế. Động lực thường là chính trị.

     Điều này có thể thực hiện được bằng một cuộc tổng đình công của công nhân trong lúc ban quản trị, thương nghiệp, các cơ sở thương mại, và các chủ tiệm nhỏ đóng cửa và ngưng các sinh hoạt kinh tế của họ.

TỰ DO (CHÍNH TRỊ) (FREEDOM (POLITICAL)): Một hoàn cảnh chính trị cho phép cá nhân được tự do lựa chọn và hành đng và cũng cho phép cá nhân và nhóm được tham dự vào những quyết định và điều hành xã hội và hệ thống chính trị.

ĐẠI CHIẾN LƯỢC (GRAND STRATEGY): là quan niệm rộng rãi nhất về cách làm thế nào để đạt được một mục tiêu trong một cuộc xung đột bằng một phương thức hành động đã được chọn lựa. Đại chiến lược nhằm phối hợp và điều hướng tất cả những tài nguyên thích hợp và sẵn có (nhân lực, chính trị, kinh tế, đạo đức, v.v…) của nhóm để đạt các mục tiêu trong cuộc xung đột.

     Vài chiến lược có giới hạn hơn có thể được áp dụng trong khuôn khổ đại chiến lược để đạt những mục tiêu đặc biệt nào đó của những giai đoạn phụ thuộc của cuộc đấu tranh toàn diện.

NHÓM KHIẾU NẠI (GRIEVANCE GROUP): Nhóm quần chúng mà những khiếu nại của họ là những vấn đề được nêu lên trong cuộc xung đột và được những người đối kháng bất bạo động bênh vực.

NHÂN LỰC (HUMAN RESOURCES): Một từ được dùng ở đây để chỉ số người hay nhóm người tuân phục “nhà cai trị” (nghĩa là nhóm cai trị đang chỉ huy nhà nước), hợp tác, hoặc hỗ trợ nhóm cai trị thực thi ý đồ của họ. Điều này bao gồm tỉ lệ những người và nhóm người như thế trong quần chúng, và mức độ, hình thái, và sự độc lập của những tổ chức của họ.

     Sức mạnh của người cai trị tuỳ thuộc vào việc có hay không các nguồn nhân lực này là điều đã tạo nên một trong những nguồn sức mạnh chính trị.

VẬT LỰC (MATERIAL RESOURCES): Đây là một nguồn sức mạnh chính trị khác. ‘Từ’ này chỉ tài sản, tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài chánh, hệ thống kinh tế, phương tiện truyền thông, và phương thc chuyên chở. Mức độ nhà cai trị kiểm soát, hay không kiểm soát, các thứ này sẽ giúp quyết định mức độ hay là giới hạn sức mạnh của nhà cai trị.

NHỮNG PHƯƠNG THỨC TẠO THAY ĐỔI (MECHANISMS OF CHANGE): Là những tiến trình theo đó tạo được thay đổi trong những trường hợp đấu tranh bất bạo động thành công. Bốn phương thức tạo thay đổi là cải hoá, thích nghi, cưỡng ép bất bạo động, và phân huỷ.

PHƯƠNG PHÁP (METHODS): Là những phương tiện rõ rệt của hành động trong khuôn khổ kĩ thuật hành động bất bạo động. Hiện có gần hai trăm phương pháp được xếp thành ba loại chính: phản đối bất bạo động và thuyết phục, bất hợp tác (về xã hội, kinh tế, và chính trị), và can thiệp bất bạo động.

BẤT HỢP TÁC (NONCOOPERATION): Một phân loại lớn của những phương pháp hành động bất bạo động bao hàm sự hạn chế cố tình, ngưng việc, hoặc rút lại sự hợp tác xã hội, kinh tế, hay chính trị (hay là hỗn hợp các phương pháp này) đối với một người, một hoạt động, một tổ chức, hay một chế độ không được chấp nhận.

     Những phương pháp bất hợp tác được xếp thành những phân loại phụ là bất hợp tác xã hội, bất hợp tác kinh tế (các vụ tẩy chay kinh tế và nhân công đình công), và bất hợp tác chính trị.

BẤT BẠO ĐỘNG (TÔN GIÁO HOẶC ĐẠO ĐỨC) (NONVIOLENCE (RELIGIOUS OR ETHICAL)): Những tín ngưỡng và hành vi thuộc đủ loại mà theo đó bạo lực bị cấm chỉ dựa trên căn bản tôn giáo hay đạo đức. Theo một vài hệ thống tín ngưỡng, thì không những hành động bạo lực bị ngăn cấm mà ngay cả tư tưởng và lời nói hận thù. Một số hệ thống tín ngưỡng còn bắt buộc phải có thái độ và hành vi tích cực đối với kẻ thù, hay ngay cả bác bỏ quan niệm kẻ thù.

     Những người có lòng tin như thế thường có thể tham gia những cuộc đấu tranh bất bạo động cùng với những người thực thi đấu tranh bất bạo động vì những lí do thực tiễn, hoặc họ có thể lựa chọn không tham gia.

HÀNH ĐỘNG BẤT BẠO ĐỘNG (NONVIOLENT ACTION): Một kĩ thuật tổng quát để xúc tiến phản đối, đối kháng, và can thiệp mà không dùng bạo lực.

     Hành động như thế có thể thực hiện bằng (a) các hành vi bỏ lơ – nghĩa là, các tham dự viên khước từ làm những việc mà họ thường làm, theo thông lệ cần phải làm, hoặc bị luật pháp hay điều lệ bắt buộc phải làm; hay là bằng (b) các hành vi tự tiện – nghĩa là, các tham dự viên làm những việc mà thường họ không làm, theo thông lệ không cần phải làm, hoặc bị luật pháp hay điều lệ cấm không được làm; hay là bằng (c) cách hỗn hợp cả hai cách.

     Kĩ thuật này bao gồm nhiều phương pháp rõ rệt được xếp loại thành ba nhóm chính: phản đối và thuyết phục bất bạo động, bất hợp tác, và can thiệp bất bạo động.

CƯỠNG ÉP BẤT BẠO ĐỘNG (NONVIOLENT COERCION): Một phương thức tạo thay đổi của hành động bất bạo động theo đó các đòi hỏi được đáp ứng ngược vi ý muốn của đối thủ vì họ đã bị bất hợp tác và thách đố lan tràn, lấy mất đi khả năng kiểm soát hoàn cảnh một cách có hiệu năng. Tuy nhiên, các đối thủ vẫn còn tại chức và hệ thống chưa bị phân huỷ.

NỔI DẬY BẤT BẠO ĐỘNG (NONVIOLENT INSURRECTION): Một cuộc nổi dậy chính trị phổ biến bằng bất hợp tác và thách đố quy mô chống lại một chế độ hiện hành bị xem là áp bức.

CAN THIỆP BẤT BẠO ĐỘNG (NONVIOLENT INTERVENTION): Một nhóm lớn các phương pháp hành động bất bạo động, trong một hoàn cảnh xung đột, can dự trực tiếp vào các sinh hoạt và sự điều hành hệ thống của đối thủ bằng những phương tiện bất bạo động. Những phương pháp này được phân biệt với các cuộc phản đối và bất hợp tác có tính biểu tượng. Việc can thiệp gây rối loạn này hầu hết mang tính thể chất (như là xuống đường ngồi) nhưng cũng có thể là tâm lí, xã hội, hoặc chính trị.

PHẢN ĐỐI VÀ THUYẾT PHỤC BẤT BẠO ĐỘNG (NONVIOLENT PROTEST AND PERSUASION): Một nhóm lớn các phương pháp hành động bất bạo động là những hành vi biểu tượng diễn đạt ý kiến phản đối hay cố thuyết phục (như những đêm không ngủ, diễn hành hay làm hàng rào cản). Những hành vi này vượt quá giới hạn phát biểu ý kiến bằng li nói nhưng chưa phải là bất hợp tác (như là một cuộc đình công) và can thiệp bất bạo động (như xuống đường ngồi).

ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG (NONVIOLENT STRUGGLE): Việc xúc tiến cuộc xung đột quyết liệt bằng những hình thái mạnh mẽ của hành động bất bạo động, đặc biệt là đ chống lại những đối thủ kiên quyết và tháo vát có thể phản công bằng đàn áp.

VŨ KHÍ BẤT BẠO ĐỘNG (NONVIOLENT WEAPONS): Những phương pháp đặc trưng của hành động bất bạo động.

NHỮNG CỘT TRỤ CHỐNG ĐỠ (PILLARS OF SUPPORT): Những tổ chức và các khu vực của xã hội đang cung cấp cho chế độ hiện hữu những nguồn sức mạnh cần có để duy trì và bành trướng khả năng quyền lực của chế độ.

     Thí dụ là cảnh sát, các nhà tù, và quân đội cung ứng những trừng phạt, các nhà lãnh đạo đạo đức và tôn giáo cung ứng uy quyền (chính danh), các nhóm lao động và thương gia và các nhóm đầu tư cung cấp tài nguyên kinh tế, và cũng như thế đối với các nguồn sức mạnh chính trị khác nhận dạng được.

THÁCH THỨC CHÍNH TRỊ (POLITICAL DEFIANCE): Sự áp dụng chiến lược của đấu tranh bất bạo động để làm tan rã một chế độ độc tài và thay thế vào đó bằng một hệ thống dân chủ.

     Sự đối kháng bằng bất hợp tác và thách thức này huy động sức mạnh của dân chúng bị áp bức nhằm hạn chế và cắt đứt các nguồn sức mạnh của nền độc tài. Những nguồn sức mạnh này được cung cấp bởi những nhóm người hay những tổ chức gọi là “những cột trụ chống đỡ”.

     Khi thách thức chính trị được sử dụng thành công thì có thể làm cho một quốc gia trở nên không thể cai trị được bởi nền độc tài hiện tại hay tương lai và do đó có thể bảo tồn được một hệ thống dân chủ chống lại những đe doạ mới có thể có.

NHU THUẬT CHÍNH TRỊ (POLITICAL JIU-JITSU): Một tiến trình đặc biệt có thể vận hành trong một cuộc đấu tranh bất bạo động để thay đổi tương quan lực lượng. Trong nhu thuật chính trị những phản ứng tiêu cực đối với việc đàn áp những người đối kháng bất bạo động bằng vũ lực sẽ được chuyển đổi để vận hành một cách chính trị chống lại các đối thủ, làm suy yếu thế đứng quyền lực của họ và tăng sức mạnh cho thế đứng quyền lực của những người đối kháng bất bạo động. Điều này có thể thực hiện được chỉ khi nào sự đàn áp bằng vũ lực được tiếp nhận bằng thách thức bất bao động liên tục, chứ không phải bằng bạo động hay đầu hàng.  Sự đàn áp của đối thủ lúc đó sẽ được xem như là điều bất lợi nhất cho họ.

     Kết quả có thể là có nhiều thay đổi ý kiến trong những thành phần thứ ba, trong nhóm khiếu nại tổng quát, và ngay cả trong số những người thường ủng hộ đối thủ. Những thay đổi ý kiến này có thể đưa đến việc rút lui sự hỗ trợ cho đối thủ và gia tăng sự hỗ tr cho những người đối kháng bất bạo động. Kết quả có thể là đối thủ bị đa số quần chúng lên án, chống đối nội bộ trong hàng ngũ đối thủ, và đối kháng gia tăng. Những thay đổi này đôi khi có thể tạo ra những chuyển đổi trọng đại trong tương quan lực lượng có lợi cho nhóm đấu tranh bất bạo động.

     Nhu thuật chính trị không vận hành được trong tất cả mọi trường hợp đấu tranh bất bạo động. Khi không dùng được thì sự chuyển đổi tương quan lực lượng tuỳ thuộc rất nhiều vào mức độ bất hợp tác.

SC MẠNH CHÍNH TRỊ (POLITICAL POWER): Là toàn bộ các ảnh hưởng và áp lực sẵn có để sử dụng vào việc quyết định và thực thi những chính sách chính thức cho một xã hội. Sức mạnh chính trị có thể được sử dụng bởi các thể chế chính quyền, hay bởi các nhóm và tổ chức li khai để chống lại chính quyền. Sức mạnhchính trị có thể được trực tiếp áp dụng vào một cuộc xung đột, hoặc có thể được để dành lại như là một khả năng tồn trữ để sử dụng về sau.

TRỪNG PHẠT (SANCTIONS): Là những hình phạt hoặc trả đũa, bạo động hay bất bạo động, được áp đặt hoặc vì người ta đã không hành động như chờ đợi hay như ước muốn, hoặc vì người ta đã hành động một cách bt ngờ hoặc khi bị cấm.

       Những trừng phạt bất bạo động so với những trừng phạt bạo động thì ít khi đ trả đũa vì bất tuân phục hơn là đ nhằm đạt một mục tiêu nhất định. Trừng phạt là một nguồn sức mạnh chính trị.

TỰ LỰC (SELF-RELIANCE): Khả năng quản lí công việc của chính mình, tự mình xét đoán, và đem lại cho bản thân, cho nhóm hay tổ chức của mình, sự độc lập, tự quyết, và tự túc.

CÁC KĨ NĂNG VÀ KIẾN THỨC (SKILLS AND KNOWLEDGE): Sức mạnh của nhà cai trị được hỗ trợ bởi các kĩ năng, kiến thức và khả năng do những người hay nhóm người trong xã hội (nhân lực) cung cấp và bởi sự liên quan giữa những kĩ năng, kiến thức và khả năng sẵn có này với những nhu cầu của nhà cai trị đối với những điều này.

CÁC NGUỒN SỨC MẠNH (SOURCES OF POWER): Đây là những nguồn gốc của sức mạnh chính trị. Những sức mạnh này bao gồm: nhân lực, các kĩ năng và kiến thức, những nhân tố không nắm bắt được, vật lực và sự trừng phạt. Những điều này phát xuất từ xã hội. Mỗi nguồn sức mạnh đều được gắn chặt với và lệ thuộc vào sự chấp nhận, sự hợp tác, và tuân phục của dân chúng và các tổ chức của xã hội. Có được sự cung cấp đầy đủ những nguồn này, nhà cai trị sẽ mạnh. Khi sự cung cấp bị làm cho yếu đi hay bị cắt đứt thì sức mạnh của nhà cai trị sẽ suy nhược hoặc sụp đổ.

ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG CÓ CHIẾN LƯỢC (STRATEGIC NONVIOLENT STRUGGLE): Là đấu tranh bất bạo động áp dụng theo một kế hoạch chiến lược đã được soạn thảo dựa trên cơ sở của sự phân tích về hoàn cảnh xung đột, những ưu và nhược điểm của các nhóm đối thủ, bản chất, các khả năng, và các đòi hỏi của kĩ thuật đấu tranh bất bạo động, và đặc biệt là những nguyên tắc của loại đấu tranh đó. Xem thêm: đại chiến lược, chiến lược, các chiến thuật, và các phương pháp.

CHIẾN LƯỢC (STRATEGY): Là một kế hoạch cho việc xúc tiến một giai đoạn chính yếu, hay một chiến dịch, trong khuôn khổ của một đại chiến lược cho một cuộc xung đột toàn bộ. Một chiến lược là cái ý căn bản làm sao để cuộc đấu tranh của một chiến dịch nào đó phải phát triển, và làm thế nào để những bộ phận rời rạc của chiến dịch phải ăn khớp với nhau để đóng góp một cách có lợi nhất cho việc đạt được các mục tiêu.

      Chiến lược vận hành trong khuôn khổ của đại chiến lược. Các chiến thuật và các phương pháp hành động rõ rệt được sử dụng trong những hoạt động ở tầm mức nhỏ hẹp hơn nhằm thực thi chiến lược cho một chiến dịch nhất định.

ĐÌNH CÔNG (STRIKE): Là chủ ý giới hạn hoặc ngưng hẳn công việc, thường là tạm thời, để tạo áp lực với các chủ nhân hầu đạt một mục tiêu kinh tế hay đôi khi với chính quyền nhằm thắng lợi trong một mục đích chính trị.

CHIẾN THUẬT (TACTIC): Là một kế hoạch có giới hạn đặt nền tảng trên một quan niệm là làm sao, trong một giai đoạn hạn hẹp của một cuộc xung đột, sử dụng một cách hiệu quả những phương tiện hành động sẵn có để đạt được một mục tiêu có giới hạn rõ rệt. Chiến thuật là để dùng trong việc thực thi một chiến lược rộng lớn hơn trong một giai đoạn của cuộc xung đột toàn bộ.

BẠO LỰC (VIOLENCE): Là đối xử tàn ác trên thân xác người khác gây nên thương tích hay tử thương, hoặc là đe doạ áp dụng cách đối xử như thế, hoặc là bất cứ hành vi nào lệ thuộc vào việc gây thương tích hay tử thương hay là sự đe doạ như vy.

     Một vài loại bất bạo động có tính tôn giáo hay đạo đức quan niệm bạo lực một cách bao quát hơn nhiều. Định nghĩa hẹp ở đây cho phép những người tin tưởng như thế hợp tác được với những người hay nhóm người được đào tạo trên cơ sở thực tiễn trong việc thực hiện đấu tranh bất bạo động.

 

Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.