Đấu tranh bất bạo động là một kĩ thuật điều động những cuộc xung đột bằng những phương pháp đối kháng xã hội, tâm lí, kinh tế, và chính trị, bằng bất hợp tác, và bằng sự can thiệp gây rối loạn.
Đó là một kĩ thuật được xây dựng dựa trên việc áp dụng sự kiên quyết căn bản của con người về phương diện xã hội, kinh tế, và chính trị — sự kiên định và khả năng bất đồng ý kiến, khước từ hợp tác, thách thức, và gây rối loạn. Nói cách khác, người ta có thể từ chối làm những việc mà họ được yêu cầu phải làm, và có thể làm những điều mà họ bị cấm làm.
Tất cả mọi chính quyền đều lệ thuộc vào sự hợp tác và tuân phục để tồn tại. Khi người ta chọn lựa giữ lại hay rút lui sự hợp tác này, thì chính quyền sẽ bị bỏ rơi không có những cột trụ chống đỡ sức nặng của mình.
Đấu tranh bất bạo động đã từng được áp dụng cho đủ loại xung đột suốt lịch sử loài người để chống lại áp bức, lật đổ các nền độc tài, chống lại những vụ chiếm đóng của ngoại bang, bảo vệ các sắc dân thiểu số bị ghét bỏ, và để bành trướng tự do.
Những cuộc đấu tranh như thế trong quá khứ phần lớn là kết quả của trực giác, của những diễn biến ngẫu nhiên, của sự ứng biến, và của việc con người hành động mà không thấy rõ những mục tiêu của mình, hay là không hiểu được thực sự đòi hỏi cần phải có những gì để đạt được những mục tiêu đó.
Một vài trong số những cuộc đấu tranh này biểu lộ phần nào thiết kế chiến thuật (ngắn hạn), nhưng rất ít cuộc đấu tranh vận hành dưới những kế hoạch đại chiến lược để phát triển và điều hành cuộc đấu tranh toàn bộ.
Ngày nay, các phe nhóm dấn thân vào công cuộc đấu tranh bất bạo động không còn cần phải tạo ra cái mới. Qua sự hiểu biết thấu đáo hơn về kĩ thuật này, chia sẻ kiến thức, và qua việc sử dụng công việc thiết kế chiến lược, ngắn và dài hạn, thì đấu tranh bất bạo động sẽ trở nên hữu hiệu hơn.
Những yếu tố của thiết kế chiến lược
Sau đây là một vài yếu tố then chốt đòi hỏi cần phải được lưu ý khi chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh bất bạo động:
Giai đoạn I: Thẩm định tiên khởi và phân tích
- Xét định những vấn đề tranh chấp như được nhìn thấy bởi cả hai phe.
- Chuẩn bị một phân tích về những hệ thống văn hoá, chính trị, và xã hội-kinh tế hiện có trong xã hội hay trong nước, cũng như về sự phân phối dân số.
- Chuẩn bị một phỏng định chiến lược1, nghĩa là: nhận dạng được những ưu và khuyết điểm của cả đôi bên trong cuộc xung đột. Điều này bao gồm nhận dạng được những nguồn sức mạnh của những phe tranh chấp và của những cơ chế phục vụ như là những cột trụ chống đỡ cho những phe này, phân tích những tài nguyên mà mỗi phe có được hay đang kiểm soát, xét định những mức độ mà mỗi phe phải lệ thuộc vào phe bên kia để thoả mãn những nhu cầu nào đó, và sức mạnh đấu tranh tương đối của hai phe.
- Tìm ra được những nguồn sức mạnh nào của đối phương có thể là tiêu đích tốt nhất để mình có thể làm cho suy yếu hoặc cắt đứt.
- Nhận dạng và xét định những vai trò tiềm năng và những thái độ của những thành phần thứ ba trong cuộc xung đột, bao gồm cả đại bộ phận quần chúng “chưa cam kết.”
- Nhận dạng những nhân tố ngoại tại ảnh hưởng đến những đường hướng hành động có thể có như là: địa lí, thời tiết, khí hậu, hạ tầng cơ sở, v.v.
- Nhận dạng những loại áp lực nào khác có thể dẫn đưa đến việc tranh thủ những mục tiêu của những người đối kháng.
- Xét định những nhân tố nêu trên để xác định xem những điều kiện hiện có có thuận lợi hay không thuận lợi cho việc điều động một cuộc đấu tranh bất bạo động trong một khuôn khổ thời gian nào đó hay không. Điều kiện nào trong số những điều kiện này là “cố định,” điều kiện nào biến đổi, và điều kiện nào có thể trực tiếp bị ảnh hưởng bởi những hành động của những người đối kháng, hay của đối phương?
Giai đoạn II: Thiết lập chiến lược
- Thiết lập một đại chiến lược cho cuộc đấu tranh toàn bộ. Xác định mục tiêu của cuộc đấu tranh bằng những từ ngữ rõ ràng, cụ thể. Tính toán một cách tổng quát cuộc đấu tranh bất bạo động phải vận hành như thế nào để đạt cho được mục tiêu đó. Đây là một quan niệm chủ yếu, rộng lớn, dài hạn, cho việc điều động cuộc đấu tranh, cho việc phối trí và điều hành tất cả mọi tài nguyên thích hợp và có được của phe đấu tranh.
- Mục tiêu chủ yếu của cuộc đấu tranh có thể đạt được trong một chiến dịch toàn diện duy nhất hay không? Nếu được, thì hãy thiết kế làm thế nào để thực hiện điều này. Nếu không, thì cuộc đấu tranh sẽ cần phải được chủ ý phân chia thành giai đoạn bao gồm những chiến dịch có giới hạn hơn cho những mục tiêu trung hạn, nhưng quan trọng.
- Thiết lập những chiến lược cho những chiến dịch cá biệt với những mục tiêu có giới hạn sẽ được tranh thủ trong thời gian tiến trình của cuộc đấu tranh. Đây là nơi mà khuôn khổ rộng lớn của đại chiến lược trở nên chi tiết hơn, để trả lời người nào, cái gì, nơi nào, khi nào, và bằng cách nào trong việc thiết kế một chiến dịch nào đó trong cuộc đấu tranh.
- Tuyển lựa những chiến thuật cụ thể ngắn hạn và những phương pháp đấu tranh cá biệt nào sẽ thực thi được chiến lược đã được chọn. Điều hết sức quan trọng là phải chọn lựa những chiến thuật và phương pháp một cách cẩn thận trong khuôn khổ của một chiến dịch có chiến lược, và chỉ sau khi đã thiết lập một đại chiến lược. Những phương pháp bất bạo động có thể được tuyển chọn bao gồm những loại phương pháp như phản đối và thuyết phục, bất hợp tác, và can thiệp. Một số phương pháp sẽ có kết quả tốt hơn là một số khác trong những hoàn cảnh khác nhau, phần lớn tuỳ thuộc vào đại chiến lược và mục tiêu toàn bộ, vào phỏng định chiến lược, và vào mục tiêu của chiến dịch cá biệt. Một vài phương pháp có khả năng hơn là những phương pháp khác trong việc hạn chế và cắt đứt những nguồn sức mạnh của chế độ.
- Phải nắm chắc là kế hoạch chiến lược được chấp thuận phải hài hoà trong mục tiêu, các loại áp lực được áp dụng, và những chiến thuật và phương pháp được tuyển chọn.
Giai đoạn III: Gầy dựng khả năng
- Phải nắm chắc là những chiến lược được chọn lựa cho cuộc đấu tranh phải nằm trong khả năng thực hiện của dân chúng. Nếu họ không có khả năng, thì cần phải có những nỗ lực có chủ ý nhằm tăng cường khả năng của dân chúng. Hay là, các chiến lược sẽ cần phải được sửa đổi.
- Tăng sức mạnh cho các tổ chức và các cơ chế nằm ngoài vòng kiểm soát của đối phương, nhất là nếu đại chiến lược đòi hỏi sử dụng những cơ quan độc lập trong thời gian đấu tranh để áp dụng bất hợp tác và thách thức.
- Chuẩn bị cho sự phụ trợ của những thành phần thứ ba, nhưng đừng lệ thuộc vào sự hỗ trợ này.
Giai đoạn IV: Đấu tranh công khai
- Tập trung các sức mạnh của những người đối kháng chống lại những nhược điểm của đối phương để tranh thủ những mục tiêu đã chọn lựa theo đúng đại chiến lược, chiến lược, chiến thuật và các phương pháp đã được chọn lựa, nhất là trong việc hạn chế và cắt đứt những nguồn sức mạnh của đối phương.
- Phải bảo đảm là kế hoạch chiến lược được áp dụng một cách có kỉ luật mà không dùng bạo lực làm cho cuộc đối kháng bị yếu đi.
- Phải bảo đảm là những hoạt động đấu tranh sẽ giúp tăng sức mạnh cho những người đối kháng.
- Phải nắm chắc là những người đối kháng tiếp cận được những tài nguyên thiết yếu.
- Giữ cho đối phương mất thăng bằng.
- Thách thức sự đàn áp của đối phương nhưng phải giữ chặt hình thái đấu tranh của chính mình.
- Hành động, thay vì phản ứng. Duy trì sáng kiến và đà tiến. Cuộc đấu tranh phải được xúc tiến trong những điều kiện của nhóm đối kháng, chứ không phải của đối phương.
- Liên tục tái thẩm định và đánh giá việc điều hành cuộc đấu tranh dựa theo kế hoạch chiến lược.
Giai đoạn V: Kết thúc cuộc xung đột
- Thành công, thất bại, hay là kết quả lẫn lộn?
- Xúc tiến một cuộc thẩm định hậu đấu tranh và thiết kế cho tương lai.
Đây chỉ là những ghi chú sơ đẳng cho việc áp dụng đấu tranh bất bạo động chiến lược.2
______________________________
CƯỚC CHÚ:
1 Từ ngữ và quan niệm này được Robert Helvey đưa vào lãnh vực đấu tranh bất bạo động.
2 Để có những khuyến cáo chi tiết về việc thiết kế, y/c xem Gene Sharp, Tiến hành Đấu tranh Bất Bạo động: Thực hành của Thế kỉ Thứ Hai Mươi và Tiềm năng của Thế kỉ Hai Mươi Mốt. Sắp xuất bản.
0 Comments