Chuyển ngữ: Tiểu Thạch Nguyễn Văn Thái, Ph.D.
Một thực tế đáng tiếc là sự lưu tâm đeo đuổi đấu tranh bất bạo động như là một hình thức thay thế cho đấu tranh vũ trang rất thường xảy ra sau khi đấu tranh vũ trang đã thất bại hoặc là sau khi một sự cứu xét công kĩ quyết định là đấu tranh vũ trang không phải là một giải pháp có thể đưa đến chiến thắng. Hằng bao nhiêu tháng, năm hay hằng chục năm đã từng được đầu tư vào đấu tranh vũ trang có thể biểu hiện một tổn phí bỏ đi đáng kể, và người ta có thể hiểu được tại sao có sự miễn cưỡng khi phải thừa nhận là đấu tranh bạo động không là, và đã không bao giờ là, một giải pháp có thể thực hiện được. Thất bại có thể không phải là do lỗi của những người tham gia; họ có thể rất có khả năng, ngoại trừ đối với những lực lượng lớn mạnh hơn nhiều vượt quá xa sức kiểm soát của họ.
Sự thất bại của một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại một chế độ chuyên chế ngày nay không có gì là ngạc nhiên. Từ khi cuộc Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, các cường quốc không còn cần đến những quốc gia “khách hàng” để xúc tiến những cuộc chiến tranh uỷ nhiệm ngõ hầu bảo đảm những quyền lợi của họ chống lại khối các quốc gia đối lập nữa. Các quốc gia ngày ngày nay tập trung nhiều hơn vào những quyền lợi kinh tế có thể được đeo đuổi một cách có hiệu năng hơn trong những môi trường ổn định về chính trị.
Gia tăng trung ương tập quyền vào các chính phủ, kèm thêm những tiến bộ về kĩ thuật để kiểm soát và dẹp tan các nhóm đối lập dễ dàng hơn, như là truyền thông, kiểm soát đám đông, thâu thập thông tin tình báo, và những biện pháp đàn áp khác, làm cho việc huấn luyện, di chuyển, và sử dụng các nhóm vũ trang hết sức khó khăn. Ngay cả trong những xã hội dân chủ, mà cuộc “chiến chống khủng bố” cũng đã đưa đến một sự chấp nhận vô tiền khoáng hậu về sự kiểm soát và theo dõi những cá nhân — những hành động mà cách đây một vài năm là một điều không thể tưởng tượng được. Đối với những chế độ độc đoán, cuộc chiến chống khủng bố đã mở những cánh cửa cơ hội cho việc đàn áp càng gắt gao hơn. Các nhóm đối kháng vì dân chủ bị gán cho cái nhãn hiệu là quân khủng bố có thể bị chính quyền tàn sát mà không có được một tiếng thì thầm phản đối từ các quốc gia dân chủ.
Trong lúc những nhân tố này đã làm cho đấu tranh vũ trang đòi thay đổi dân chủ hầu như không thể thực hiện được, thì những nhân tố đó cũng thay đổi cách thức những phong trào bất bạo động cần suy tư về cách làm thế nào để thực thi chiến lược của họ. Một thí dụ là việc sử dụng điện thoại. Ngày nay người ta có thể theo dõi điện thoại suốt ngày đêm, và bây giờ một máy điện thoại cầm tay chỉ an toàn khi đã tháo gỡ pin. Còn về máy điện tính, được sử dụng khắp thế giới, thì chỉ có một cách duy nhất để hoàn toàn xoá dữ kiện trên ổ cứng là đốt nó đi hay là đưa nó gần một nam châm điện mạnh. Dùng búa tạ đánh vào ổ cứng cũng không bảo đảm được là các chuyên viên về máy điện tính không rút ra được một số thông tin. Bấm nút xoá bỏ chỉ làm cho người sử dụng máy không thấy được mà thôi, chứ không che mắt được các cơ quan tình báo của chính phủ. Vô hiệu hoá các “cookies” chỉ lôi kéo sự chú ý của những người đã cài chúng vào máy. Sử dụng các chương trình mật mã, ngay cả khi chúng không được giải mã kịp thời, sẽ lôi kéo sự chú ý đến những người sử dụng các chương trình này.
Đã từng có nhiều sách viết về đấu tranh bất bạo động chiến lược. Trong lúc những sách này, cùng với các phim, những bài báo, và các tập sách nhỏ là, và sẽ là, những nguồn tài liệu vô giá cho những người khai phá việc sử dụng đấu tranh bất bạo động hay là cho những người đã dấn thân vào trong hình thức đấu tranh này, những tài liệu này tự chúng sẽ không đủ. Khi thời gian là một nhân tố và kiến thức và các kĩ năng cần được chuyển đạt nhanh chóng, thì nên yêu cầu sự trợ giúp của các chuyên gia tham vấn và những giảng viên kinh nghiệm. Nhận lãnh một sự yêu cầu như thế là một trách nhiệm tuyệt hảo.
Sử Dụng Nhân Lực Tối Đa Để Việc Huấn Luyện Được Hữu Hiệu
Một trong nhiều đóng góp của phim Một Lực Lượng Mạnh Hơn [A Force More Powerful] vào lãnh vực đấu tranh bất bạo động chiến lược là hằng triệu người đã có được cơ hội xem và nghe một thông điệp rõ ràng đã từng được cổ xuý hằng bao nhiêu năm – là có một giải pháp thay thế hữu hiệu cho những giải pháp được nhìn nhận là giới hạn của bạo động hay là khuất phục trong cuộc đấu tranh giành quyền lực.
Đồng thời với sự gia tăng chú ý của công chúng đến đấu tranh bất bạo động, chúng ta cũng nhìn thấy một sự gia tăng về những yêu cầu về thông tin hay là về huấn luyện về việc sử dụng đấu tranh bất bạo động chống lại những chế độ áp bức. Không có một tổ chức nào có khả năng huấn luyện mọi khía cạnh của đấu tranh bất bạo động. Một vài tổ chức thì chú tâm vào các kĩ năng giải quyết các đòi hỏi chiến lược cho những phong trào toàn quốc; một số tổ chức khác lại chuyên về những kĩ năng và kĩ thuật chiến lược, trong lúc những tổ chức khác nữa thì phát huy các khả năng tổ chức các lớp thường dân đấu tranh bất bạo động để đem lại sự tự tin cho những người ít được đại diện trong tiến trình chính trị. Có lẽ là bất cứ nhóm nào cổ vũ việc sử dụng đấu tranh bất bạo động cũng sẽ được nhờ cậy cung cấp huấn luyện, các khoá hội thảo, hội luận về chủ đề này.
Chuẩn Hoá Kiến Thức Nòng Cốt
Có câu hỏi là: Chúng ta có nên nghĩ đến việc chuẩn hoá theo một cách nào đó những gì cấu thành một mớ kiến thức và kĩ năng nòng cốt về lí thuyết và áp dụng đấu tranh bất bạo động hay không? Tất cả chúng ta đều biết, chẳng hạn, là có những quan niệm và những nguyên tắc về đấu tranh bất bạo động có thể áp dụng được dù cho người ta chuẩn bị một cuộc đình công đòi tăng lương, phản đối những lạm dụng về nhân quyền, hay là lập kế hoạch cho một phong trào bất bạo động toàn quốc để đem lại thay đổi chính trị. Chúng ta cũng biết rằng những quan niệm và nguyên tắc này áp dụng xuyên văn hoá và xuyên quốc gia, cũng như những nguyên tắc quân sự về chiến tranh có thể áp dụng được trên toàn thể thế giới. Những quan niệm này được áp dụng như thế nào tuỳ tác dụng của những điều kiện đặc biệt của các môi trường xung đột, nhưng lí thuyết vẫn có giá trị. Có lẽ một “mớ kiến thức nòng cốt” có thể giúp tạo nên một cái khung hiểu biết chuẩn để được gắn kết hầu hết, nếu không phải là tất cả, các chủ đề liên quan đến đấu tranh bất bạo động.
Một số chủ đề có thể được gom vào trong “mớ kiến thức nòng cốt” có thể là:
-
Sự quan trọng của việc chọn lựa các mục tiêu tối hậu và trung gian cho cuộc đấu tranh. Có một mục đích rõ ràng giúp sử dụng tài nguyên đúng đắn hơn, giúp quyết định được những ưu tiên, và đem lại cho công chúng không những một lí do để ủng hộ và tham gia, mà còn cung cấp một phương tiện để đo lường hiệu năng của lãnh đạo khi cuộc đấu tranh diễn tiến.
- Bản chất đa nguyên của quyền lực, những nguồn gốc của quyền lực và quyền lực này được thể hiện như thế nào trong các cơ chế và tổ chức được gọi là những “cột trụ chống đỡ”. Không có một sự thông hiểu rõ ràng về mô hình đa nguyên về quyền lực, về những nguồn gốc của quyền lực, cách quyền lực thể hiện qua các “cột trụ chống đỡ” như thế nào, thì người ta sẽ thấy không thể suy nghĩ một cách chiến lược về đấu tranh bất bạo động được. Những kĩ thuật để có được một cái nhìn nhanh chóng về các ưu và khuyết điểm của những cột trụ chống đỡ hay một sự phân tích chi tiết hơn cho việc thiết kế hành động có thể được trình bày trong những khoá học theo dõi hay những buổi tham vấn. Xem Chương 1 và 2.
- Trưng bày kho vũ khí rộng lớn về những khí cụ và phương pháp bất bạo động. Điều này không những chỉ cung cấp cho nhóm đấu tranh một danh mục những giải pháp mà còn tạo ấn tượng nơi thành viên là đấu tranh bất bạo động có nghĩa hơn là chỉ một loạt những cuộc biểu tình. Xem Bài 027 và 034, Phương Pháp và Phương Thức.
- Sợ hãi và các kĩ thuật lướt thắng những tác dụng của sợ hãi. Khủng bố công chúng là một khí cụ hữu hiệu lưu giữ các nhà độc tài tại chức. Khủng bố làm tê liệt, gieo kinh sợ, và phân hoá xã hội. Kinh nghiệm cho thấy là có một số kĩ thuật hữu ích cho việc thắng lướt những tác dụng của sợ hãi. Mục tiêu không phải là làm cho người ta không sợ hãi, mà là giúp cho người ta vẫn sinh hoạt được mặc dầu sợ hãi. Bài 056, Sợ Hãi.
- Trưng bày những nền tảng của tuyên truyền. Xác định được những quan niệm về Thông Điệp, Đối Tượng, Người Gửi Thông Điệp, và Phản Hồi sẽ cung ứng một mô hình để suy nghĩ về chủ đề quan trọng này. Xem Bài032, Những Tác Vụ Tâm Lí.
- Các chất ô nhiễm những phong trào bất bạo động. Một đe doạ nguy hiểm cho phong trào bất bạo động là những hành động bạo động được gán cho phong trào. Những hành động riêng rẽ là đã tệ rồi. Nhưng khi bạo động đi đến mức những hành động như thế có thể được chuẩn bị và thi hành với sự hiểu biết của lãnh đạo, thì thật là quá tai hại. Khi gầy dựng một phong trào “quần chúng” thì luôn luôn có những áp lực thêm vào những mục đích và mục tiêu để bảo đảm sự hỗ trợ của nhiều khu vực khác nhau trong xã hội. Có một giới hạn cho lượng hành trang mà mỗi phong trào có thể mang theo. Điều quan trọng là những mục tiêu chiến lược cần được hạn chế thay vì liên tục được nới rộng. Dĩ nhiên là luôn luôn có sự nguy hiểm của “bàn tay ngoại quốc”. Tranh chấp phe nhóm nội bộ sẽ làm tiêu tan sinh lực của phong trào và trợ giúp chế độ chia để trị. Một trong những lí do làm cho các phong trào thất bại là một vài người lãnh đạo đã ưu tư về cách làm thế nào để phân chia quyền lực lâu trước khi họ có quyền lực để phân chia. Một chất ô nhiễm khác là ý niệm sai lầm rằng đấu tranh cho dân chủ đòi hỏi phải có những cơ cấu tổ chức dân chủ để tiến hành cuộc đấu tranh. Đây là một cuộc chiến tranh bất bạo động, nhưng dù sao vẫn là chiến tranh. Chiến tranh đòi hỏi lãnh đạo mạnh và kỉ luật. Xem Bài 058, Các Chất Ô Nhiễm Đấu Tranh Bất Bạo Động.
Đa Dạng Hoá Các Nguồn Kiến Thức và Kĩ Năng
Những người đang cứu xét hoặc đã dấn thân vào đấu tranh bất bạo động cần được khuyến khích nên đa dạng hoá những người cung cấp huấn luyện về kĩ năng và kiến thức. Ví dụ, khi giải quyết nhu cầu động viên công nhân hỗ trợ những chiến dịch khác nhau đang được thiết kế, thì các chiến lược gia có thể nhận thấy những người tổ chức nghiệp đoàn kinh nghiệm là tài nguyên thích hợp hơn cả. Về vấn đề này thì những người tổ chức nghiệp đoàn kinh nghiệm phải đến từ những khu vực cụ thể cần được tổ chức – như canh nông, kĩ nghệ, dịch vụ, hoặc những lãnh vực khác, chẳng hạn.
Thêm nữa, vì tuyên truyền, hay để dùng một từ hoa mĩ hơn, thông tin và truyền thông, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đấu tranh bất bạo động, nên cần phải tìm kiếm chuyên môn của những chuyên gia tham vấn về giao tế nhân sự dày kinh nghiệm và đã thành công.
Phụ nữ tạo thành phân nửa nhân lực sẵn để kết nạp vào phong trào bất bạo động. Trong một vài xã hội phụ nữ không phải là một phần quan trọng của tổng thể lực lượng lao động. Có thể cung cấp những người đến từ những quốc gia cùng có những phạm trù văn hoá tương tự, với kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động để chia sẻ những ý kiến làm sao động viên phụ nữ và tìm ra những vai trò hữu ích cho họ trong cuộc đấu tranh.
Cần đặc biệt chú trọng đến giới trẻ. Trong đấu tranh bất bạo động, cũng như trong xung đột quân sự, chính những người trẻ đứng ở hàng đầu. Họ là tiên phong cho những phong trào cải cách xã hội, phải là như thế. Tuy nhiên, có nhiều điều họ cần phải biết và biết rất sớm trong phong trào. Không những họ cần được cung cấp sách vở để học tập và những khoá hội thảo về chiến thuật và lãnh đạo, mà họ còn phải có cơ hội gặp gỡ những đàn anh của các nhóm trẻ từ những cuộc đấu tranh khác để học hỏi về những thành công và thất bại của họ nữa. Kinh nghiệm bản thân là một ông thầy giỏi, nhưng học hỏi từ kinh nghiệm của người khác thì hẳn là đỡ tốn kém hơn.
Ưu tiên duy nhất là trao cho người yêu cầu những tài nguyên huấn luyện có khả năng sẵn về những kĩ năng và kiến thức mà người ấy yêu cầu. Điều này không luôn luôn có nghĩa là những người kì cựu trong đấu tranh bất bạo động là những người có khả năng nhất cho việc huấn luyện hay tham vấn.
Điều Gì Tạo Nên Những Giảng Viên và Tham Vấn Viên Hữu Hiệu
Ngay cả nếu chúng ta có kiến thức và các kĩ năng sẵn để đáp ứng những yêu cầu về tham vấn và trợ giúp huấn luyện, chúng ta cũng cần phải cân nhắc các phẩm chất và kĩ năng mà các giảng viên của chúng ta cần phải có để bảo đảm là kiến thức và các kĩ năng được yêu cầu được chuyển đạt một cách hữu hiệu. Một vài phẩm chất và kĩ năng đó là:
- Là một người biết nghe và biết quan sát giỏi. Nhấn mạnh sự quan trọng trong việc thu nhận thông tin cũng như việc cung cấp thông tin, người ta có thể tiết kiệm được thì giờ quý báu bằng cách thẩm định kiến thức đã có trước, tôn trọng những mong đợi của nhóm, và thu thập các phản hồi về sự thành công của việc truyền đạt môn học được trình bày. Những giảng viên và tham vấn viên kinh nghiệm hiểu được sự quan trọng của việc quan sát ngôn ngữ cơ thể và mắt của học viên. Trong giờ nghỉ, một việc làm có thể hữu hiệu là để người phụ giảng thu thập những cảm nghĩ của nhóm để điều chỉnh cách trình bày, xét lại những đề tài không được hiểu rõ, hay có lẽ nên chuyển đến một đề tài mà lúc bấy giờ nhóm tỏ ra thích thú. Không khẩn thiết là tham vấn viên hay huấn luyện viên cần phải nói suốt buổi học. Giữ thinh lặng một vài lúc có thể đem lại cơ hội cho những người khác phát biểu, và điều mà họ nói cũng quan trọng như, hay là còn quan trọng hơn, điều mà giảng viên hay tham vấn viên có thể đã nói.
Liên quan đến việc thẩm định kiến thức có trước, TS. Gene Sharp có viếng thăm một nhóm đối lập Miến Điện tại tổng hành dinh trong rừng của họ tại Manerplaw, Miến Điện vào khoảng cuối năm 1992. Nhóm vừa mới được giới thiệu những quan niệm về đấu tranh bất bạo động chiến lược. TS. Sharp được giới thiệu với một trong số những học viên, là một giáo sư đại học. Thay vì trao đổi một vài mẫu chuyện vui, vị giáo sư tức khắc đi vào một cuộc thảo luận về những điểm cụ thể trong bộ sách gồm ba tập của Gene, Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động [The Politics of Nonviolent Action]. Vị giáo sư đã đọc cuốn sách này một năm trước đó.
Nhiều chuyện có thể đã xảy ra giữa thời gian yêu cầu một tham vấn viên và khi có được tham vấn. Do đó, mục đầu tiên của chương trình phải là tổng duyệt tình hình do một hay nhiều người trong nhóm cần tham vấn trình bày. Chủ điểm đã được dàn xếp cho việc tham vấn có thể đã bị các diễn biến thay đổi [“OBE”=overtaken by events] và những ưu tiên mới có thể đã được xác định. Sau khi duyệt lại những chủ đề này và quyết định những chủ đề nào tham vấn viên có đủ khả năng giảng dạy, rồi chương trình tham vấn sẽ được sửa đổi cho thích hợp. Những tài liệu ghi chú cho các chủ đề được yêu cầu trước đó có thể để lại cho nhóm. Các đề tài đòi hỏi những tham vấn viên khác chỉ cần giải quyết đến mức độ là gợi ý có thể tìm kiếm chuyên môn này ở đâu mà thôi.
- Nhạy cảm về liên hệ xuyên văn hoá. Có vài điểm căn bản mà tất cả mọi huấn luyện viên đều phải tôn trọng. Ví dụ, học viên, trong bối cảnh của những kinh nghiệm và môi trường của họ, sẽ tiếp thu thông tin được trình bày. Huấn luyện viên có thể thúc đẩy sự tiếp thu này nhanh chóng hơn bằng cách sử dụng những thí dụ phù hợp với bối cảnh đó. Thường thường các thông dịch viên được sử dụng biết rất ít về bộ môn nên cần phải thiết lập những quy tắc căn bản khắt khe để tránh việc thông dịch viên “dạy” lớp. Có một trường hợp, một huấn luyện viên khá thông thạo về ngôn ngữ của học viên nhưng quyết định không tiết lộ kĩ năng ngôn ngữ của mình cho người thông dịch biết. Thông dịch viên, rõ ràng là cảm thấy thoải mái với chủ đề, đã bắt đầu phát biểu quan điểm của chính mình thay vì quan điểm của huấn luyện viên. Ông ta đã bị thay thế ngay!
- Biết bộ môn nhiều hơn là giáo án đã soạn thảo. Điều này quan trọng khi giảng viên trả lời các câu hỏi và củng cố các mục tiêu giảng huấn. Đây là một khiếm khuyết trầm trọng trong các chương trình “huấn luyện huấn luyện viên”. Kinh nghiệm cho thấy là sau hai hay ba lần huấn luyện, các huấn luyện viên thường không trả lời được đầy đủ các câu hỏi vượt quá những gì có sẵn trong giáo án. Do đó, các huấn luyện viên cần được tiếp cận với những tài liệu nguồn, được người chuyên nghiệp chuyển ngữ, và phải được trắc nghiệm về những tài liệu này. Đồng thời, chỉ dấu của một nhà chuyên môn trong bất cứ lãnh vực nào là phải nói: “Tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi đó. Để tôi suy nghĩ và sẽ nói chuyện với ông/bà sau”.
- Thông hiểu học tập diễn biến như thế nào. Trong lúc dữ kiện rõ rệt về việc ghi nhớ thông tin tiếp thu được nhờ đọc sách, nhờ nghe, và nhờ hành động (hay là nhờ hỗn hợp những cách này) không thể kiểm chứng được, nhưng lí lẽ thông thường cho thấy là bất cứ điều gì mà người ta có tham dự vào đều củng cố kiến thức mà ông/bà ta đã được trình bày qua sách vở hay qua các bài thuyết giảng. Do đó, huấn luyện viên cần củng cố các nhận định của mình bằng hình ảnh và đưa vào những thực tập thực tiễn khi nào có thể được. Huấn luyện viên Quân Đội về luyện tập quân sự trước đây có một châm ngôn hay về giảng huấn có thể áp dụng được cho tất cả mọi giảng viên: “Nói cho họ biết những gì bạn sẽ nói với họ, nói những điều đó với họ, và nói với họ những gì bạn đã nói với họ”.
Một tham vấn viên cần hiểu biết không những chỉ về nhóm yêu cầu tham vấn, mà cả về việc nhóm này thuộc vào chỗ nào trong phong trào. Nói cách khác, có phải là tham vấn cho một nhóm hệ phái hay là cho dòng chính của phong trào đối kháng? Có được sự ủng hộ và hỗ trợ năng động của những người lãnh đạo cao cấp của phong trào thì tốt hơn nhiều. Nếu một buổi họp có thể dàn xếp được, thì tham vấn viên có thể trình bày một tổng quan về đấu tranh bất bạo động chiến lược để đưa phần lí thuyết và các áp dụng vào những cuộc đấu tranh khác. Nếu vẫn còn nghi ngờ về sự phát triển và tồn tại của phong trào thì điều thích hợp là nên gợi ý một “dự án thử nghiệm” để những người trong phong trào mà ý kiến thường được lãnh đạo phong trào tôn trọng thẩm định. Rất đơn giản, nếu lãnh đạo phong trào không được thuyết phục rằng đấu tranh bất bạo động phải là giải pháp chọn lựa, thì phong trào sẽ không nhận được những tài nguyên về tài trợ và các nhân viên ưu tú mà phong trào cần đến để thành công trong việc thực thi các mục tiêu của mình.
Việc một chế độ độc tài nhận ra được tầm quan trọng của sự đe doạ do đấu tranh bất bạo động đem lại rất lâu trước khi lãnh đạo của đối kháng nhận ra được điều này không phải là một điều bất thường. Do đó, cần cẩn trọng, không nên công bố khoá huấn luyện cán bộ đầu tiên. Các huấn luyện viên trong mọi trường hợp cũng không cần phải biết tên học viên. Thực ra, điều khôn ngoan là cần nhấn mạnh là khi đến tham dự huấn luyện, học viên nên tự giới thiệu mình bằng một “bí danh” và tên thật cũng không được giảng viên hoặc các học viên khác chưa từng gặp nhau trước biết*.
Nếu hoàn cảnh cho phép thì các huấn luyện viên và tham vấn viên cần trú ngụ cùng chỗ với nhóm học viên để có thể cùng nhau trao đổi chuyện trò ngoài giờ học. Nói cách khác, các huấn luyện viên cần phải được tiếp cận dễ dàng. Sự chuyển đạt kiến thức có thể thường xảy ra một các hết sức hữu hiệu trong những giờ ngoài giờ làm việc.
MỘT VÀI Ý NGHĨ SAU CÙNG
Làm sao để suy nghĩ về đấu tranh bất bạo động chiến lược và lí thuyết về quyền lực xã hội nằm bên dưới việc thực thi quyền lực này không nên được xem như là một vấn đề cao siêu. Trái lại, đấu tranh bất bạo động chiến lược cần phải được công nhận như là một bộ môn có thể hiểu được và áp dụng được bởi tất cả những ai tìm cách quẳng đi cái ách áp bức của chính quyền. Người dân cần phải hiểu rõ ràng rằng họ nắm giữ chính những nguồn sức mạnh mà bạo chúa sử dụng để đàn áp họ, và nhân dân, như là một tập thể, có thể khước từ cung cấp những nguồn sức mạnh này cho nhà cai trị, làm cho giải phóng có thể thực hiện được.
Mục đích của tài liệu này là giới thiệu cho độc giả những căn bản của đấu tranh bất bạo động và một thảo luận ngắn gọn về những áp dụng thực tiễn những căn bản này. Đây không phải là một tác phẩm có tính khẳng quyết, mà chỉ là một phương thức suy tư về cách tích tụ sức mạnh vô song của nhân dân để chế ngự áp bức. Phương thức này chứng tỏ những tương đồng giữa đấu tranh vũ trang và không vũ trang, nhưng sự nhấn mạnh có chủ ý đã được đặt lên một điểm tương đồng mà có lẽ ít được chú ý hơn cả, đó là sự quan trọng của việc sử dụng một phương thức có hệ thống trong việc đi đến một quyết định và việc thiết lập kế hoạch. Một chiến lược hay sẽ cung cấp hướng đi và những ưu tiên cho việc tranh thủ các mục tiêu của phong trào và cho phép có sự uyển chuyển cần có để điều chỉnh những kế hoạch nhằm đáp ứng những cơ hội và các thách thức mới. Cứ đeo đuổi một kế hoạch, khi đã có những thay đổi của các nhân tố về hoàn cảnh — những thay đổi này xảy ra là một chuyện bình thường — mà dựa theo các nhân tố đó kế hoạch này đã được soạn thảo, là một sai lầm lớn lao vào bậc nhất. Tuy vậy, với một chiến lược sâu sắc, thiết kế cẩn trọng, và lãnh đạo mạnh, một phong trào bất bạo động có thể thực hiện những điều chỉnh này rất nhanh chóng và ép đối phương phải đấu tranh trong điều kiện của mình – và chiến lược đó cùng với lãnh đạo có thể tạo nên một sự khác biệt có tính quyết định đối với kết quả của bất cứ cuộc đấu tranh bất bạo động nào.
___________________________________
CƯỚC CHÚ
* Tác giả này nhớ lại một trong những lớp của ông dạy ở một địa điểm hẻo lánh với những học viên có những cái tên như là “Othello”, “Bright”, “Zulu”, “Roméo”, “John Kennedy”. Hẻo lánh trong bối cảnh này có nghĩa là một địa điểm chỉ định có “chim giết rắn” mà kỉ lục là giết 6 con rắn một ngày.
0 Comments